Thứ Năm, 5 tháng 10, 2023

ĐIỆP VIÊN SÁU TRÍ : MR. NOBODY KHÔNG PHẢI TRONG FAST AND FURIOUS MÀ LÀ CỦA NGÀNH TÌNH BÁO VIỆT NAM

Con người cuối cùng của thế hệ tình báo huyền thoại đã từ trần. Một điệp viên “không là ai cả” trong ngành tình báo Việt Nam, một con người đưa ra những chỉ thị đặc biệt rồi biến mất không vết gợn, đứng đầu một cụm tình báo và bị hơn 200 điệp viên VNCH truy sát nhưng chưa một lần bị bắt. Người này từng đứng đầu căn cứ tình báo Bời Lời chống lại hơn 300 đợt càn quét từ UAV, B52 rải thảm, pháo binh hạng nặng, biệt kích, thủy quân lục chiến. Đó là Thiếu tướng Nguyễn Văn Khiêm, hay người ta vẫn quen gọi ông là Sáu Trí. Vào ngày 27/09 vừa qua, vị tướng anh hùng cuối của ngành tình báo lừng lẫy trong cuộc trường chinh kháng chiến của dân tộc đã qua đời, trở về với những đồng đội…


Nếu như nhà tình báo Ba Quốc được ví như đầu não của tình báo miền Nam thì nhà tình báo Sáu Trí được coi như là trái tim luân chuyển, điều phối phối “máu” đi khắp “cơ thể”. Máu ở đây là tin tức, tài liệu mật được sàng lọc, đánh giá và phân tích cụ thể và “cơ thể” ở đây là các mạng lưới tình báo, nhà tình báo, điệp viên, cơ quan cấp trung ương…. Nếu ai từng xem Fast and Furious sẽ biết đến một nhân vật là Mr. Nobody do Kurt Russell thủ vai. Đây là đặc vụ thuộc Chính phủ, chuyên đảm nhiệm việc điều phối công việc, cung cấp thông tin mật báo, đánh giá tình hình… cho nhóm của Dominic Toretto. Nhà tình báo Sáu Trí cũng làm những công việc tương tự, nhưng ở một mức độ cao hơn rất nhiều.

Nếu Phạm Xuân Ẩn khởi đầu “nghề tình báo” khi là phóng viên thì chàng trai Sáu Trí lại bắt đầu những nhiệm vụ tình báo đầu tiên khi là giáo viên tại Sài Gòn. Sau đó, ông vào làm trong Ty Cảnh sát Gia Định nhờ anh rể làm Giám đốc. Nhiều lần ông được đề bạt do ông có học thức, trình độ nhưng ông từ chối do “làm quen nghề giáo nên quen với việc văn phòng”. Từ vị trí này, hơn 10.000 trang tài liệu đã được tuồn cho phía ta, có nhiều tài liệu được ông ghi nhớ lại, viết ra và gửi lên chỉ huy. Những năm đầu thập niên 60, điệp viên Sáu Trí đã giúp lực lượng ta chống lại hàng chục trận càn quét của địch ở miền Nam Việt Nam.

Khi ông bị lộ thân phận vào năm 1962 do tình báo viên Năm Phận phản bội, hơn 200 lính VNCH được điều bắt ông và sẽ thủ tiêu, nhưng ông trốn thoát được nhờ sự trợ giúp của “mạng lưới tình báo” là nhân dân các nơi do chính ông lập ra và biết, nhằm mục đích tạo đường lui cho bản thân và đồng đội nếu như bị càn quét và bại lộ. Sau lần này, ông tham gia sáng lập ra cụm tình báo A20 - H67. Đây là cụm tình báo nắm trong tay hơn 30 điệp viên nằm trong các cơ quan quân đội, an ninh, cảnh sát, chính quyền VNCH, một cụm tình báo mà mọi nhiệm vụ, chỉ thị đều là “tuyệt mật”. Thậm chí, ông Sáu Trí từng nói vui rằng mỗi khi họp cụm tình báo này cảm giác như là “một chính quyền VNCH thu nhỏ đang họp vậy”.

Cụm tình báo này cung cấp thông tin về các chiến dịch Tìm - Diệt, tiết lộ những cuộc hành quân của quân đội VNCH và đồng minh nhắm đến Củ Chi, căn cứ Dương Minh Châu. Đặc biệt, gần như toàn bộ cuộc hành quân Junction City với 45 ngàn lính nhắm đến đầu não Chiến khu C đã bị Cụm tình báo này khai thác. Chính nhà tình báo Sáu Trí đã báo cáo, phân tích và chuyển thông tin đến cho tướng Lê Đức Anh để phòng thủ thành công và đánh bật chiến dịch này.

Sáu Trí là một nhà tình báo lạ kỳ và đúng nghĩa là một “người không là ai cả”. Là vị tình báo có tới 4 - 5 lần bị quân ta bắt do bị nghi là Việt Gian, khi ông nói ra thân phận thì đến những lãnh đạo cấp chỉ huy cũng không thể biết được. Nhà tình báo này còn bị những cơ quan tình báo VNCH và CIA coi là “ưu tiên truy nã” nhưng ông vẫn đi lại lang thang giữa Sài Gòn để chuyển tin tức, đề ra phương án làm việc cụ thể. Vẫn uống cà phê giữa phố, đi mua quần áo tây chơi, hát hò đủ kiểu, đi đá bóng đánh quần vợt với đám chỉ huy VNCH… Đúng là ví dụ cho cái câu nói mà ai trong chúng ta cũng đã từng nghe: “Nơi nguy hiểm nhất chính là nơi an toàn nhất”.

Và cũng chính vì cách làm việc đặc biệt này, vào năm 1974 - 1975, ông lập lên một mạng lưới sĩ quan VNCH làm việc cho cách mạng, trực tiếp nói chuyện và “phím” cho Dương Văn Minh đầu hàng quân Giải phóng không điều kiện. Và ngày 30/04/1975, ông lại… bị quân ta bắt vì mặc thường phục, hút thuốc lá như bố đời ở trong Phủ Tổng thống.

Tới tận năm 1997, nhà tình báo Sáu Trí mới nghỉ hưu và ông cùng với các nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn, Đặng Trần Đức, Vũ Ngọc Nhạ… trực tiếp xây dựng, đóng góp, đào tạo cho Tổng cục II - Bộ Quốc phòng.

Tạm biệt nhà tình báo Sáu Trí - người anh hùng cuối cùng còn lại của một thế hệ tình báo huyền thoại….
Previous Post
Next Post

post written by:

0 nhận xét: