Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2022

SAI SỬA, MẠNH DẠN CÚI ĐẦU SOI XÉT ĐỂ ĐẤT NƯỚC ĐỨNG LÊN

Đã có rất nhiều ý kiến không đồng tình của cộng đồng xung quanh việc đưa Lịch sử vào môn tự chọn trong chương trình THPT. Trang VNTB cũng đã có nhiều bài viết, list tiêu đề gửi đến bộ GD&ĐT và nhận được sự đồng tình của cộng đồng. Lý do vì sao tác giả Niềm Tin lại quan tâm đến câu chuyện này một cách sâu sắc, có hệ thống như vậy đó chính là lo cho tương lai của thế hệ trẻ Việt Nam sau khi áp dụng chương trình mới này vào giáo dục THPT, mà xa hơn đó chính là tương lai của một dân tộc, một đất nước vừa trải qua những năm tháng giông bão chiến tranh, sợ rồi người trẻ chẳng bao giờ hiểu được giá trị của Hòa Bình, của nền độc lập dân tộc mà đi theo Tây, Tàu, phủ nhận công trạng của cha ông.


Tác giả thực sự hiểu được nỗi lo, sự đau đáu của các bậc phụ huynh, học sinh. Các bậc phụ huynh mặc dù biết nếu thêm môn học Lịch sử vào môn bắt buộc sẽ thêm áp lực học hành cho các em, nhưng họ vẫn rất mong muốn nhận được áp lực đó cho con em vì đó là cốt lõi, giá trị của dân tộc, nếu mất đi chẳng còn cách nào để cứu vãn. Lịch sử không thể là môn tự chọn, vì không có lịch sử thì đến ngày hôm nay con cháu sẽ không có hòa bình, ấm no, con cháu sẽ mất phương hướng. Chỉ cần ở một vấn đề hẹp hơn là trong một gia đình, nếu cha mẹ thiếu giáo dục truyền thống gia đình, giới thiệu tổ tiên, ông bà đời trước thì con cháu cũng chẳng bao giờ hiểu được giá trị đó, thậm chí họ chỉ đeo đuổi danh lợi, nhưng đến một ngày nào đó họ bỗng nhận ra tất cả những gì họ làm được đều vô giá trị, không mang lại tốt đẹp cho tương lai.

Bộ GD&ĐT có vai trò rất quan trọng trong công tác giáo dục, đào tạo cả tài lẫn đức cho thế hệ mai sau. Tuyển người phục vụ công tác ở vị trí này cũng phải là người đủ đức, đủ tài, có tâm với dân tộc, đặc biệt là không hời hợt với thế hệ tương lai mai sau, nhắm mắt đưa chân bằng những quyết sách cảm tính, thiếu khoa học. Người đời sẽ tôn trọng nên Bộ dám nhìn thẳng vào sự thật, nhìn vào cái sai, lệch lạc mà nhận khuyết điểm sữa chữa. Cứ cố gắng để toàn vẹn sự cố hữu, trì trệ của một thiểu số người mà đưa ra quyết sách thì điều đó là sai lầm nghiêm trọng. Dám nhìn nhận trước quốc dân đồng bào mới thực sự là dũng cảm thay vì bảo vệ cái tôi, dùng cái cố chấp để phủ nhận ý kiến cộng đồng. Bộ GD&ĐT cần lưu tâm vấn đề này trước khi lún quá sâu vào sự bảo thủ, trì trệ, cố chấp của một bộ phận thiểu số.

<Niềm Tin>
Previous Post
Next Post

post written by:

0 nhận xét: