Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2022

CHIẾN TRANH TẠI VIỆT NAM KHỘNG PHẢI LÀ MỘT CUỘC NỘI CHIẾN VÀ GỬI ĐẾN NHỮNG NGƯỜI XÉT LẠI LỊCH SỬ

Tháng 7/2018, diễn viên hài Dưa Leo đăng bài viết nói cuộc chiến tranh tại Việt Nam là nội chiến. Và mới đây, bài viết này được “đào mộ” lại và đăng tải trên nhiều nhóm nghiên cứu lịch sử với những lý luận rất là “lật sử”, rằng Mỹ và đồng minh chỉ tham chiến ở Việt Nam với tư cách “trợ giúp” phía đối lập VNCH, cuộc chiến bấy giờ là cuộc “nội chiến” tương tàn giữa Bắc Việt và Nam Việt, giữa hai phe tư bản - cộng sản, chỉ là Bắc Kỳ thắng Nam Kỳ, chứ không có chuyện “thống nhất ở đây”.


“Bắc Việt thì chiến đấu cho Nga, Trung, còn Nam Việt thì chiến đấu cho tự do của họ, Mỹ chỉ giúp những người dân Việt Nam thôi”.

Cũng là những câu chuyện về “lật sử” mới được chia sẻ lại trong những ngày gần đây. Một bạn du học sinh New Zealand và Mỹ, từng làm tại BBC tiếng Việt, nói rằng, tại New Zealand, người ta dạy cuộc chiến tại Việt Nam là “nội chiến” chứ không phải là “cuộc chiến thống nhất”. Bạn ấy nói thêm, lịch sử phải nhìn từ hai phía, phải đứng ở phía thế giới bên ngoài nhìn về phía nước mình, lịch sử ở bên nước ngoài được viết một cách khách quan hơn, trung thực hơn, đúng đắn hơn.

Bạn du học sinh này đặt câu hỏi: Tại sao thực dân Pháp và đế quốc Mỹ tàn ác như thế thì tại sao chúng ta lại phải học tiếng Pháp và tiếng Anh (?).

“Hãy nhìn rõ đất nước của mình qua lăng kính của người khác, để nhìn nhận lịch sử một cách đúng đắn và trọn vẹn…”.
Gần như mọi định nghĩa về nội chiến trên thế giới đều phủ nhận sự tham chiến trực tiếp của các lực lượng nước ngoài, nếu có, chỉ là sự tham gia hạn chế nhằm mục đích nhân đạo, bảo vệ dân thường, gìn giữ hòa bình.

Lịch sử thế giới ghi nhận China Civil War - hay còn gọi là nội chiến Quốc - Cộng, Nigeria Civil War - nội chiến Nigeria giữa phe chính phủ và phe ly khai, Rwandan Civil War - nội chiến giữa phe chính phủ và Mặt trận yêu nước Rwanda... chứ làm gì có Vietnam Civil War? Nếu xét ở khía cạnh lịch sử thế giới, người ta gọi cuộc chiến tại Việt Nam là Vietnam War, hay Second Indochina War - cuộc chiến Đông Dương lần thứ hai.

Mình chỉ đặt một vài câu hỏi thế này thôi, gần 1 triệu lượt binh lính nước ngoài có mặt trong suốt cuộc chiến để làm gì? Quốc gia nào đã ném bom vào miền Bắc Việt Nam trong suốt thời kỳ chiến tranh? Quốc gia nào đã khơi ra sự kiện Vịnh Bắc Bộ - một sự kiện mà chính chính quyền Mỹ cũng tuyên bố là đã được “tạo dựng” nhằm chống lại miền Bắc Việt Nam.

Điều đáng buồn, là dường như thế hệ trẻ ngày nay, dần quên đi một cuộc chiến thống nhất đã qua, một cuộc chiến mà nhân dân Việt Nam phải chiến đấu chống lại Mỹ, VNCH và đồng minh, nhằm thống nhất lãnh thổ, mang lại sự toàn vẹn cho Tổ Quốc. Có một số du học sinh, mang tiếng là được đi ra nước ngoài, tưởng như là học được điều hay ho lẽ phải, thì họ lại mang về những quan điểm chống lại dân tộc, dưới danh nghĩa “đa chiều”.

"Lịch sử Đức đã chứng minh sự nguy hiểm của chủ nghĩa xét lại bằng việc thay thế những suy nghĩ hợp lý bằng những chuyện thần thoại" - Ngoại trưởng Heiko Mass. Chúng ta đang ở trong một giai đoạn mà lịch sử được viết từ những câu chuyện hư cấu trong phim ảnh, trò chơi điện tử hoặc ngôn ngữ báo chí, và rõ ràng, mặc dù những chuyện đó không có thật, nhưng người ta lại tin rằng những gì diễn ra ở đó lại là sự thực.

Kẻ thủ phạm sẽ được miêu tả như những anh hùng, những nạn nhân sẽ được miêu tả như là thủ phạm. Như những người dân ở Mỹ Lai bị tra tấn, hành hạ, giết hại bởi những người lính Mỹ, nhưng ở Mỹ, người ta nói rằng những người dân vô tội đó là những người lính cộng sản sẵn sàng nã súng vào lính Mỹ - những súng nào, vũ khí nào thì họ không có bằng chứng. Nếu không có những người Mỹ chân chính, những sự thực về Mỹ Lai sẽ bị chôn giấu vĩnh viễn và người Việt vẫn lại ôm mối đau thương mà chẳng bao giờ được phân giải.

Lịch sử tại Hàn Quốc vẫn dạy rằng những người lính Hàn Quốc tham chiến tại Việt nam là những anh hùng vì công lý, vì tự do, mang lại hòa bình cho người dân Việt Nam. Và rồi hệ quả là gì, rất nhiều người Hàn Quốc tin vào câu chuyện “thần thoại” 13 lính đặc công Hàn Quốc chống lại 2400 lính đặc công Việt Nam. Những người Hàn Quốc đã từng làm những bộ phim bôi bác hình ảnh bộ đội ta, họ nói chúng ta là ác quỷ và thẳng tay tàn sát người dân, rồi người dân phải chọn cách là theo lính Hàn Quốc.

Họ đã khắc họa thế hệ cha ông của chúng ta như những kẻ phản diện, bắn vào đồng bào - một việc là ngay cả tư liệu lịch sử từ phương Tây cũng không chứng minh được. Vậy mà nhiều người lại tin tưởng và thờ phụng vào những điều ấy.

Đó là đa chiều à? Đó là văn minh à? Đó là lịch sử à?

Đôi khi, mình hay bắt gặp những bình luận kiểu như: Liệu có nhất thiết phải chiến tranh hay không? Tại sao không như Hàn Quốc và Triều Tiên, phía Bắc theo cộng sản còn phía Nam theo tư bản? Tại sao phải nội chiến làm gì, rồi người thì phải bỏ nước mà đi, người ở lại thì nghèo khó bao nhiêu năm.

Xin lỗi, lãnh thổ và sự toàn vẹn của Tổ Quốc không phải do một đám người thiển cận phán xét, thích chia là chia, thích gộp là gộp. Hàng ngàn năm lịch sử nằm xuống đấu tranh, chống lại hết địch mạnh này đến đến định mạnh khác, và giờ thì có những con người trẻ tự nhận là “tân tiến” sẵn sàng “phỉ nhổ” vào những thành tựu ấy.

Thế hệ đi trước đã hi sinh rất nhiều để thống nhất nước nhà, thì thế hệ sau, đừng làm chuyện ruồi bu nữa.

tifosi
Previous Post
Next Post

post written by:

0 nhận xét: