Thứ Ba, 3 tháng 5, 2022

THẾ NÀO MỚI ĐƯỢC COI LÀ TỰ DO?

Tớ phải bịt miệng cười mấy lần khi đọc tin Tổ chức Phóng Viên Không Biên giới (RSF) xếp Việt Nam ở vị trí 174 trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ về Chỉ số tự do báo chí (tức là gần áp chót bảng xếp hạng này). Nghe tin này, sững sờ nhất không phải là người đọc, mà phải kể đến mấy anh em Thanh niên, Tuổi trẻ - vốn luôn trích dịch mấy bài viết trên báo chí phương Tây mà lại bị cho là hoạt động trong môi trường "không có tự do báo chí". Hehe


Theo bảng xếp hạng này, đứng dưới Việt Nam có một số quốc gia quen thuộc như Trung Quốc, Triều Tiên, Myanmar. Nga được xếp hạng thứ 155, trên Việt Nam 19 bậc, trong khi đó, Mỹ được xếp hẳn vị trí 44. Nguyên nhân thứ hạng của Việt Nam thấp, theo RFS, là do Việt Nam đang giam cầm gần 40 "nhà báo" như thành viên của nhóm Báo Sạch, Phạm Đoan Trang, Hội Nhà báo độc lập.

Tất nhiên, bảng xếp hạng của Tổ chức phóng viên không biên giới thì vẫn như một màn tấu hài, vốn được các ông chủ đứng sau tổ chức này sử dụng để bôi nhọ những chính phủ họ cho là thù địch. Chỉ buồn cười ở chỗ, một nước đứng áp chót bảng xếp hạng về tự do báo chí lại có số lượng tờ báo, phóng viên làm báo rất khổng lồ.

Theo thống kê của Bộ TTTT, tính đến hết năm 2021, VN có 779 cơ quan báo chí, trong đó, 142 tờ báo, 612 tạp chí, 25 cơ quan báo chí điện tử độc lập và có 41.000 người hoạt động trong lĩnh vực nghiệp vụ này trong đó có 21.132 nhà báo. Nếu không có tự do báo chí, thì thử hỏi 21.000 con người này chắc chỉ ngồi một chỗ chờ Đảng "chỉ đạo" đưa tin hay sao; liệu có thể ra đời số lượng cơ quan báo chí nhiều như vậy hay không?

Ở một quốc gia mà người dân thỏa thích đọc các thông tin từ báo chí, trong đó, hàng loạt bài viết được trích, dịch từ truyền thông phương Tây như BBC, Reuter, CNN,…, các tờ báo điện tử đi vào mọi ngõ ngách của cuộc sống từ chuyện chống tham nhũng đến những vụ scandal để giật tít câu view mà không được coi là tự do báo chí thì chẳng hiểu thế nào là tự do nữa.

@Lê Dung Anh
Previous Post
Next Post

post written by:

0 nhận xét: