Thứ Tư, 11 tháng 5, 2022

THÀNH LẬP BCĐ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC CẤP TỈNH LIỆU CÓ HIỆU QUẢ?

Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII đã khiến cho dư luận xã hội thêm sự bất ngờ khi có chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng chống tham nhũng, tiêu cực. Dư luận xã hội bên cạnh sự đồng thuận nhưng cũng có những ý kiến lo ngại cho rằng đó có thể chỉ là "bình mới rượu cũ", không tạo sự đột phá trong phòng chống tham nhũng, tiêu cực.


Thực tế thời gian qua công tác phòng chống tham nhũng được đẩy mạnh hơn bao giờ hết với rất nhiều vụ án lớn được đưa ra xét xử, nhiều cá nhân thuộc diện Bộ Chính trị quản lý cũng phải nhập khám. Nhìn kỹ hơn có thể thấy Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tạo được hiệu ứng sâu rộng trong quần chúng nhân dân và trong các cơ quan, tổ chức Đảng, Nhà nước.

Để xử lý những vụ việc vừa qua Bộ Chính Trị, Ban Bí thư đã dày công soạn thảo các quy định chặt chẽ để làm cơ sở pháp lý để xử lý các sai phạm. Mọi vụ án đều được đưa ra theo quy trình thanh tra, giám sát rồi đến xử lý mặt Đảng, chính quyền và cuối cùng là xử lý về mặt hình sự nếu sai phạm cấu thành tội phạm.

Một thực tế khác đó là các vụ việc càng nhiều, khối lượng công việc càng lớn nên Ủy ban kiểm tra Trung ương sẽ khó lòng kiểm soát được hết tất cả công việc ở các cơ quan, ban ngành, địa phương.

Mặt khác, việc thành lập cơ quan cấp tỉnh không chỉ san sẻ thêm công việc cho Ủy ban kiểm tra trung ương mà quan trọng nhất chính là tư duy nhân văn trong xử lý các vấn đề đó là làm tốt phòng ngừa ngay từ cơ sở các vi phạm của các cá nhân, tổ chức phát hiện sớm để ngăn chặn không để kéo dài gây hậu quả thiệt hại khôn cùng.

Vậy nên những điều mà dư luận lo ngại đều được Hội Nghị Trung ương 5 bàn luận kỹ càng mới đưa ra quyết định cuối cùng.

Tóm lại người dân đang trông đợi vào kết quả hoạt động của tổ chức phòng chống tham nhũng, tiêu cực này. Thước đó chính là sự hài lòng của người dân như thế nào mới là quan trọng nhất.

<Lam Hồng>
Previous Post
Next Post

post written by:

0 nhận xét: