Thứ Bảy, 15 tháng 4, 2023

ĐỨA TRẺ TRONG HÌNH HÀI NGƯỜI LỚN

Nói về ngày giải phóng, trong tâm trí chúng ta nguyên nghĩa là giải phóng, sum họp. Và ở đó, những gì đau thương tạm thời đi qua. Những thứ không phù hợp tất yếu bại. Kẻ đánh thuê không thể trở thành ông chủ vì không có gốc thì chẳng bao giờ cây tầm gửi có thể tự sống một mình. Những gì hào nhoáng không phải là tự thân nó như vậy mà đó là những thú làm lệch lạc lòng người, xú bại văn hóa.


Có những kẻ đến tận hôm nay vẫn nhìn về đó mà tiếc nuối là không hiểu gì đã đành rồi lại còn thêm khoản ham hố những thú vui rẻ tiền và rẻ rách. Có rất nhiều bài phân tích sâu sắc về những gì Miền Nam – Sài Gòn trước năm 1975 có bản chất không phải là sự phát triển tự thân mà toàn là “mỡ nó rán nó” và bị đế quốc đầu độc, đồng hóa và “mua chuộc”, nhưng đâu đó và ai đó vẫn chưa chịu mở mắt ra thì thật là kỳ quặc. Vì sao nói vậy bởi nhẽ: bút bi, mỳ tôm, cassette đúng là những thành tựu của nhân loại nhưng nó đâu phải được sinh ra tại Sài Gòn. Đó là hàng du nhập, mang theo của chính những kẻ xâm lược và tay sai sài cho chính chúng. Đã kể thì nên kể cho hết cả mấy phần đồi trụy và đ.ĩ đ.iế.m, s.úng đ.ạn và giang hồ, h.út ch.ích, ngh.iện ngập và kể cả sự sa hoa, kinh tế gì mà “hòn ngọc Viễn Đông” tất cả chỉ là ảo giác trong cơn ph.ê th.uốc. Vì cái gốc của những thứ đó không phải từ chính đáng mà đến từ những thứ rất bẩn, trái đạo lý và nhân văn.

Vậy nên mới nói, sau gần nửa thế kỷ ngày giải phóng, có những đứa trẻ vẫn không bao giờ lớn được vì chúng vẫn tiếc rẻ những thú vui nhơ nhớp, rẻ tiền của thuở thiếu thời vô tình sa lầy vào cái nơi hoang loài mông muội đó.

<Trạng Tí>
Previous Post
Next Post

post written by:

0 nhận xét: