Thứ Ba, 9 tháng 3, 2021

PHI CHÍNH TRỊ HOÁ LỰC LƯỢNG VŨ TRANG TẠI VIỆT NAM – CÓ HAY KHÔNG?

Ba Đặng

Trước khi đi tới kết luận CÓ hay KHÔNG hãy cùng điểm qua các quốc gia có điều kiện về thể chế, kinh tế, xã hội gần giống với Việt Nam đã tiến hành phi chính trị hóa lực lượng vũ trang.
Vào những thập niên cuối thế kỷ XX, những người lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Quân đội Liên Xô tuyên bố xóa bỏ Điều 6 Hiến pháp (quy định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô), chấp nhận đa nguyên, đa đảng đã rời bỏ nguyên tắc xây dựng lực lượng vũ trang về chính trị của chủ nghĩa Mác – Lênin và sau đó là chấp nhận xóa bỏ cơ chế lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với lực lượng vũ trang, làm cho quân đội bị “phi chính trị hóa” và bị vô hiệu hóa. Đó là một trong những nguyên nhân rất quan trọng dẫn tới sự sụp đổ và tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu vào cuối năm 1991.


Hiện nay, ở một số nước, đặc biệt ở các nước mà điều kiện kinh tế xã hội, dân trí chưa phát triển ở trình độ cao và đồng đều, sự tồn tại nhiều đảng phái chính trị, thực hiện phi chính trị hoá lực lượng vũ trang đang phải vật lộn, đối mặt với tình trạng mâu thuẫn, xung đột và bất ổn chính trị, xã hội gia tăng, thậm chí tạo nên sự hỗn loạn trong xã hội. Thực tiễn này có thể thấy rõ ở các “mô hình dân chủ” được phương Tây hết sức cổ vũ, ủng hộ, đã và đang được “thiết kế,” “tạo dựng” ở nhiều nước thuộc khu vực Đông Âu, SNG và đặc biệt là ở khu vực Bắc Phi, Trung Đông, thông qua các cuộc “cách mạng màu,” hay phong trào “Mùa xuân Arập” trong thời gian qua.

Tại Đông Nam Á, một số quốc gia như Thái Lan, Campuchia cũng thực hiện phi chính trị hóa (thực chất là đa chính trị hóa, đa đảng phái hóa) lực lượng vũ trang cũng gặp phải không ít trở ngại trong việc đảm bảo đoàn kết, thống nhất nội bộ, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ công dân. Tại Thái Lan, quân đội đã nhiều lần làm đảo chính và thiết lập chính quyền quân sự lâm thời. Gần đây nhất các phương tiện truyền thông đồng loạt đưa tin về cuộc đảo chính diễn ra tại Myanmar sáng ngày 1 tháng 2 năm 2021. Điểm chung giữa quân đội Thái Lan và quân đội Myanmar là không nằm dưới sự lãnh đạo của bất kỳ một chính đảng nào. Họ có quyền lực rất to lớn và được phép nắm quyền trong trường hợp khẩn cấp.

Như vậy, từ thực tiễn các quốc gia trên, có thể đi tới kết luận rằng: Việt Nam để giữ vững ổn định xã hội, thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, đưa đất nước tiến lên Xã hội Chủ nghĩa KHÔNG được tiến hành phi chính trị hóa lực lượng vũ trang.
Previous Post
Next Post

post written by:

0 nhận xét: