Thứ Tư, 20 tháng 3, 2024

NHỮNG VỊ DÂN BIỂU THIẾU HIỂU BIẾT VỀ QUAN HỆ VỚI VIỆT NAM

Một dân biểu của Mỹ - bà Young Kim đã có nhận định thiếu căn cứ khi cho rằng Việt Nam muốn Mỹ công nhận “nền kinh tế thị trường” thì nhất thiết phải “cải thiện vấn đề nhân quyền”, trong bối cảnh quan hệ giữa 2 nước đã nâng tầm cao mới lên mức Đối tác toàn diện chiến lược, liệu điều này có hợp lý trong một phát ngôn của một người là đại diện dân biểu nước Mỹ?


Thứ nhất, việc Mỹ - Việt Nam thúc đẩy quan hệ là xuất phát từ lợi ích cốt lõi của 2 quốc gia, dân tộc, nói thẳng ra là Mỹ và Việt Nam cần nhau trong bối cảnh cả 2 nước đều mong muốn phát triển. Mỹ có toan tính riêng của mình khi lựa chọn Việt Nam để nâng cấp quan hệ, ngược lại Việt Nam càng có lợi chứ chẳng thiệt hại gì, cơ bản là bình đẳng với nhau.
Thứ hai, nền kinh tế Việt Nam có được Mỹ công nhận hay không là thị trường giờ đây không quá quan trọng với phía Việt Nam. Nhiều năm qua Mỹ luôn dựa vào uy thế sức mạnh cường quốc của mình để dằn mặt những quốc gia yếu, nhỏ buộc họ phải lệ thuộc vào mình. Nhìn thấy viễn cảnh đó, lãnh đạo Việt Nam liên tiếp qua các nước EU, Nhật, Hàn, Úc, Ấn, Nga để ký kết các hiệp định thương mại, tham gia vào các khối nước nhằm thúc đẩy việc đa dạng hóa quan hệ, không lệ thuộc vào phương tây, phương bắc.
Thứ ba, quan chức Mỹ luôn có cách nhìn nhận phiến diện chưa đầy đủ về Việt Nam, đây chính là rào cản lớn nhất để 2 nước có thể tiến đến quan hệ hợp tác sâu rộng, những yêu sách từ phía Mỹ đều rất nhạy cảm về mặt chính trị, thuộc về thể chế, chế độ chứ không đơn thuần là việc đòi hỏi “thả các tù nhân chính trị” như phát ngôn của bà Young Kim.
Tóm lại dù Việt Nam có ra sức thúc đẩy quan hệ với phía Mỹ thì vẫn còn một bộ phận dân biểu, nghị sĩ Mỹ tỏ ra thiếu thiện chí, thiếu tôn trọng đối với một quốc gia có chủ quyền như Việt Nam. Đây là vấn nạn mà chính Mỹ phải thừa nhận về việc đa đảng, tự do quá lố tạo nên.
Previous Post
Next Post

post written by:

0 nhận xét: