Thứ Sáu, 16 tháng 6, 2023

NHÂN QUYỀN VIỆT NAM KHÔNG PHẢI LÀ CÁI ĐỂ MẶC CẢ, ĐI ĐÊM VỚI NHAU

“Việc Hà Nội bất chấp nhân quyền đã cho thấy rằng EU cần cân nhắc các hành động xa hơn là chỉ đưa ra các tuyên bố rồi mong chờ điều tốt đẹp nhất sẽ xảy ra” – Đó là điều ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Ban Á châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền trong thông cáo gửi đến Liên minh Châu Âu (EU) phàn nàn về việc can thiệp vào vấn đề nhân quyền tại Việt Nam thời gian qua. Đây là minh chứng cho thấy rõ những sự móc ngoặc cấu kết chặt chẽ lẫn nhau giữa tổ chức phi chính phủ hoạt động về nhân quyền với tổ chức thực thể liên minh các Chính phủ ở châu Âu.


Nhiều năm qua đối thoại về nhân quyền giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đã có sự phát triển mạnh mẽ hơn, khi EU bắt đầu nhận thấy việc hợp tác toàn diện với Việt Nam, đặc biệt là kinh tế có lợi hơn là can thiệp gây sức ép về vấn đề nhân quyền khiến hồ sơ đối thoại đóng băng. Điều này cho phép việc tách bạch rõ ràng giữa hoạt động hợp tác chiến lược về kinh tế, khoa học, kỹ thuật theo hướng hội nhập quốc tế với vấn đề nhân quyền được thảo luận tế nhị hơn trước đây.

Thật vậy, EU đã liên tiếp ký các hiệp định hợp tác với Việt Nam, đặc biệt là Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU được ký kết năm 2020 đã thúc đẩy mạnh mẽ làn sóng đầu tư phát triển vào Việt Nam và ngược lại Việt Nam hưởng lợi về xuất khẩu hàng hóa.

Thay vì nghe những khuyến cáo một chiều từ các tổ chức nhân quyền (như tổ chức Theo dõi nhân quyền - HRW) thì EU lựa chọn đối thoại song phương với Nhà nước Việt Nam để thúc đẩy tạo ra chính sách thực tế hơn.

Những chuyện đi đêm, mặc cả về hồ sơ nhân quyền Việt Nam được cải thiện hơn, nhưng chúng ta cũng không nên bỏ qua những cách làm của HRW bởi thay vì kêu gọi EU thì tổ chức này sẽ tìm kiếm những nước khác có tiếng nói để can thiệp, Mỹ hay Úc là cái tên chúng ta đã quen thuộc khi luôn sử dụng những “chứng cứ” từ các tổ chức phi chính phủ để can thiệp vào nhân quyền Việt Nam.

<Lam Hồng>
Previous Post
Next Post

post written by:

0 nhận xét: