Thứ Bảy, 24 tháng 10, 2020

KHÔNG CHỈ NHẬT MÀ VĂN HÓA XẾP HÀNG CŨNG CÒN CÓ Ở VIỆT NAM

Sự Thật

Bấy lâu nay, người ta vẫn ca ngợi nước Nhật về văn hóa xếp hàng nhận lương thực ngay sau những đợt bão, sóng thần, động đất… Thế nhưng, ở Việt Nam cũng tôi vẫn vậy. Vẫn cách ứng xử nhân văn, từng người từng người một đứng lên lấy những món hàng cứu trợ trong đợt lũ lụt lịch sử ở khúc ruột miền Trung năm 2020. Đây không chỉ là một hành động đẹp, mang tính nhân văn còn là truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Trận lũ lịch sử quét qua miền Trung đã khiến nhiều người dân Quảng Bình nói riêng và các tỉnh miền Trung nói chung mất trắng tài sản. Sau khi nước rút đã có nhiều đoàn từ thiện tới đây để phát lương thực, nước sạch hỗ trợ giúp bà con vượt qua hoàn cảnh khó khăn. Dù vừa trải qua trận lũ lịch sử với ngổn ngang những việc cần làm sau khi nước rút thế nhưng mọi người đều có ý thức xếp hàng, nhường nhịn nhau nhận đồ cứu trợ.

Người dân tại thôn Quảng Trạch và Quảng Xá, xã Tân Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình đã được một đoàn từ thiện đến hỗ trợ lương thực, đồ dùng. Mặc dù ai cũng bận rộn thế nhưng mọi người đều trật tự xếp hàng chứ không có cảnh nhốn nháo, tranh cướp. Họ còn sẵn sàng nhường cho những em bé hay cụ già nhận hàng trước mình.

Một cụ bà gần 70 tuổi khi vào nhận hàng cứu trợ ngay lập tức đã được những người trẻ ở đó nhường vị trí. Những người còn lại dù nắng vẫn chịu khó xếp đội nhận hàng để còn về sớm dọn nhà, nhất là tranh thủ nước còn lớn mà đẩy bùn non. Hầu hết mọi người ở đây, nhà cửa đều bị thiệt hại nặng, thóc lúa hư hỏng toàn bộ phải chở đi phơi, sấy nếu không ăn được thì để cho gà, vịt… Truyền thống “lá lành đùm lá rách”. “thương người như thể thương thân” được trỗi dậy..

Bản thân tôi cảm thấy rất vui, hình ảnh của người dân vừa trải qua lũ dữ nghiêm chỉnh và trật tự thể hiện tinh thần Việt Nam, không sợ khó khăn, sẵn sàng nhường nhịn, tương trợ nhau. Hy vọng sau cơn bão lũ...người dân sớm trở lại cuộc sống sinh hoạt như trước. Mọi chuyện sẽ dần trở lại như khi cơn bão lũ chưa qua.
Previous Post
Next Post

post written by:

0 nhận xét: