Chủ Nhật, 4 tháng 10, 2020

ĐÁM PHẢN PHÚC CHUYÊN ĂN XIN NGOẠI QUỐC

 Những trò hề xuyên tạc!

Từ trước đến nay, ở Việt Nam, "dân chủ" lại trở thành nghề nghiệp, được nhiều đối tượng coi đó là nghề nghiệp kiếm cơm chính của mình. Bằng những cách khác nhau, những thủ thuật và thủ đoạn tinh vi, nguy hiểm, khó lường, các đối tượng tìm cách hướng lái dư luận xã hội hoặc chí ít là những người vì những lý do khác nhau mà có tâm lý, tư tưởng nhất định, bất mãn, tiêu cực sẽ bị ảnh hưởng. Bị ảnh hưởng ở mức độ nào thì tùy thuộc vào giá trị, mức độ và khả năng phân tích, đánh giá, lập luận thông tin của những kẻ được gọi là “kền kền nhà nghề” đó.

Những luận điệu xuyên tạc

Bởi thế nên, lâu nay, người ta mới nói nhiều đến một nghề gọi là “nghề rận chủ”. Cái nghề ấy đã mang đến khá nhiều lợi lộc, khoản tiền từ bên ngoài lãnh thổ Việt Nam gửi vào với các danh xưng, lý do khác nhau như tiền tài trợ, tiền tặng quà, tiền học bổng,... Nhưng về bản chất thì tất cả mọi người đều hiểu đó là một mức thù lao cho những kẻ chuyên tham gia xuyên tạc. Điển hình trong số đó phải kể đến những cái tên như: Nguyễn Lân Thắng, Lê Dũng Vova, Phạm Đoan Trang, Nguyễn Việt Dũng, Cấn Thị Thêu, Nguyễn Thúy Hạnh, Hoàng Công Cương, Trịnh Bá Phương, Nguyễn Đình Cống,... cùng với đội ngũ cộng tác viên cho các trang CHTV, Tiếng Dân News, RFI, RFA, VOA,...

Đặc điểm của các bài viết xuyên tạc này là gì, mức độ ra sao. Chúng ta có thể thấy được qua một số vấn đề sau:

- Thứ nhất, những bài viết của của tuy nặng mùi hằn học, oán thù nhưng lại thiếu căn cứ, cơ sở một cách rõ ràng. Sự non nớt trong lập luận, đậm sắc màu chủ quan duy ý chí nhìn thấy rất rõ. Không có bất cứ một bằng chứng nào thay thế cho kiểu lập luận chủ quan từ góc nhìn của một con người, một nhóm người theo kiểu: “tôi nhận định rằng”, “tôi đoán rằng”, “tôi cóp nhặt và phân tích”, “tôi xâu chuỗi”... mà chẳng có bất cứ một hình ảnh, video, tài liệu nào chứng minh cho những điều chúng nói.



- Thứ hai, những câu chuyện chúng tạo ra và chia sẻ có những lời dẫn dắt rất giật gân kiểu: “nguồn tin giấu tên”, “qua cán bộ về hưu”, “qua một người thân của cán bộ A”,… rất nhiều những cái tít nghe kêu và có phần bí ẩn. Nhưng thực tế ra, người đọc khi vào để tìm hiểu sâu với con mắt của người bình thường thôi cũng đủ nhận ra sự xuyên tạc trong các bài viết đó. Khác với thế giới thực, những thông tin trên “thế giới ảo” - mạng xã hội, rất khó kiểm chứng nên dễ bị kẻ xấu và thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị lợi dụng cho mưu đồ đen tối của mình. Phương cách mà chúng thường sử dụng là tạo dựng, phát tán các thông tin, hình ảnh giả tạo, sai lệch, biến có thành không, biến không thành có, thật - giả lẫn lộn để lôi kéo, kích động, hướng dư luận theo quan điểm sai trái, thù địch.

Đồng thời, chúng triệt để lợi dụng các báo điện tử, blog cá nhân để làm “nóng” các vấn đề của đất nước như tệ nạn xã hội, tham nhũng, lãng phí... tạo bức xúc, nghi ngờ, bất bình trong xã hội, kích động tâm lý bất mãn với chính quyền. Và thông qua mạng xã hội, chúng ra sức tuyên truyền phá hoại tư tưởng, tấn công chia rẽ nội bộ, xuyên tạc, bịa đặt, bôi nhọ, hạ uy tín lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang nhằm phá hoại nội bộ, tác động tiêu cực tới nhận thức, quan điểm, tư tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Rõ ràng, các đối tượng rân chủ đã không từ thủ đoạn nào để đăng tải các thông tin xuyên tạc, bóp méo sự thật, nhất là trong các sự kiện quan trọng của Đảng, Nhà nước. Nhưng rốt cuộc, những trò hề của chúng sẽ bị người dân vạch mặt, đấu tranh, sẽ không có sự dung dưỡng cái sai trên không gian mạng hiện nay.

LA.

Previous Post
Next Post

post written by:

0 nhận xét: