Thứ Ba, 23 tháng 2, 2021

NGA VÀ MỸ, PHƯƠNG TÂY

Quyết tâm chính trị của Mỹ và phương Tây là lật đổ Putin và chính quyền nhà nước Nga. Nhưng bằng cách nào? Bằng quân sự? Mỹ-PT không muốn chết. Bằng cấm vận kinh tế? Đã làm, nhưng càng làm Nga càng mạnh, càng độc lập tự chủ và nay đã “cạn kiệt các biện pháp”. Bằng “Cách mạng màu” (CMM), bơm tiền kích động dân chúng (những phần tử căm ghét chế độ) biểu tình, bạo loạn tạo ra một Maidan Russia?


Xem ra biện pháp sử dụng CMM là khả thi nhất vì tiền bạc Mỹ-PT không thiếu, lực lượng căm ghét Putin - Nga trong giới tinh hoa, tài phiệt chính trị, kinh tế lại được Mỹ-PT nuôi dưỡng tài trợ từ năm 90 cũng không thiếu, các tổ chức ăn tiền từ nước ngoài, hoạt động vì mục đích của nước ngoài tại Nga cũng không thiếu…Tất cả những điều đó là những tiền đề, điều kiện, lực lượng “cần và đủ” để phát động một cuộc CMM.
Một nhân vật nổi tiếng là Alexei Navalny – “lãnh đạo phe đối lập chống Putin” trở thành ngọn cờ trong ván bài lật đổ Putin của Mỹ-PT của “dự án Navalny” đã được triển khai thực hiện…bắt đầu từ ngày 23/1/2021: Một cuộc biểu tình, bạo loạn trên toàn Nga đã xảy ra…

Toàn cảnh cuộc biểu tình, bạo loạn ngày 23/1 tại Nga

1. Nguyên nhân

Alexei Navalny – người đứng đầu cái gọi là tổ chức “Quỹ chống tham nhũng” (FBK) (tổ chức này đã bị Nga đưa vào danh sách “đại lý-đặc vụ nước ngoài”) đã phạm tội bị Toàn án Nga phán quyết 3,5 năm tù nhưng cho hưởng án treo. Alexei bị bệnh, xin được đưa qua Đức điều trị, vì đang thuộc diện quản chế, nên theo đề nghị của vợ Alexei, Putin đồng ý.

Tại Đức, Alexei tố cáo FSB Nga đã ám sát anh ta bằng chất độc Novichok (tất nhiên các bác sỹ Đức đồng ý như vậy). Sau một thời gian điều trị…anh ta đã sống sót và 6 tháng sau anh ta được trở về Nga.

Đến Nga, Alexei Navalny bị bắt ngay tại sân bay bởi cơ quan thi hành án (FSIN). Tòa án tuyên tạm giam Navalny 30 ngày trước khi đưa ra xét xử đề nghị của FSIN buộc Navalny thay vì án treo phải thực thi án thật vì có hành vi phạm tội trong thời gian hưởng án treo.

Đây là lý do và nguyên nhân cho một cuộc biểu tình, bạo loạn xảy ra ngày 23/1 để gây áp lực buộc Nga phải thả Navaln ra ngay lập tức.

2. Quy mô, phạm vi của biểu tình, bạo loạn

Về phạm vi, đây là một cuộc biểu tình rộng khắp toàn Nga. Theo Pravda, các hành động biểu tình (trái phép) đã diễn ra ở 110 thành phố của Nga, lập kỷ lục về các hành động biểu tình trong lịch sử hiện đại của Nga. Người Nga đã xuống đường ở các thành phố sau: Moscow, St.Petersburg, Abakan, Almetyevsk, Anapa, Angarsk….

Các hoạt động biểu tình cũng đã được tổ chức tại hàng chục thành phố ở nước ngoài: Berlin, Munich, Prague, Krakow, Helsinki, The Hague, Vienna, một số thành phố của Hoa Kỳ, Tel Aviv, Copenhagen, London, Tokyo và các thành phố khác.
Về quy mô thì không lớn, vì dàn trải.Tại Matxcova, nơi có cuộc biểu tình lớn nhất có chừng khoảng 20.000 người.

3. Đặc điểm, tính chất cuộc biểu tình, bạo loạn.

Cuộc biểu tình được huy động từ Internet, các mạng xã hội Facebook, Instagram, Twitter, TikTok, VKontakte, Odnoklassniki, cũng như dịch vụ lưu trữ video trên YouTube đã kích động kêu gọi trẻ em vị thành niên đi biểu tình.

Đa phần người ta đi biểu tình chủ yếu không phải vì Alexei mà số đó là vì có những vấn đề không ưa thích, mâu thuẫn với chính quyền địa phương. Điều này chứng tỏ ủng hộ Navalny không phải là con số những người xuống đường đã thấy.

Đây là cuộc biểu tình trái phép, có hành vi bạo loạn, lại xảy ra trong tình hình Covid-19 nên chính quyền Nga ra tay mạnh mẽ…

4. Diễn biến

Tại Matxcova nơi có cuộc đụng độ giữa người biểu tình và bạo loạn hung hãn nhất với cảnh sát chống bạo động. Người biểu tình xông vào tấn công cảnh sát chống bạo động là những hành động chính hầu như đều diễn ra toàn Nga trong các cuộc biểu tình vào ngày hôm đó…

5. Kết quả

Hơn 3.500 người đã bị giam giữ. Hầu hết mọi người bị giam giữ ở Moscow và St.Petersburg (lần lượt là 1.396 và 525 người). Những người đứng đầu các tổ chức có liên quan đến cuộc “biểu tình bất hợp pháp”, “truyền lây nhiễm dịch bệnh” đều bị bắt giữ, điều tra…

Các nhà chức trách báo cáo rằng 39 nhân viên an ninh đã bị thương trong các cuộc biểu tình. Các cơ quan điều tra đã khởi xướng và đang điều tra, khởi tố 21 vụ án hình sự sau cuộc biểu tình trái phép ngày 23/1.

Những người tham gia các cuộc biểu tình sẽ phải đối mặt với các tội khác nhau: một số sẽ bị xét xử vì hành vi côn đồ, một số khác vì tấn công các sĩ quan cảnh sát và một số khác vì thiệt hại tài sản. Hình phạt cho những việc như vậy là từ 2 đến 10 năm tù. 

Các điều khoản tương tự, cũng như các khoản tiền phạt nghiêm trọng đang chờ đợi những người liên quan đến các vụ án hình sự được khởi xướng dưới các điều khoản: “sự tham gia của trẻ vị thành niên thực hiện các hành vi trái pháp luật gây nguy hiểm cho chúng” và “kêu gọi bạo loạn hàng loạt”.
Nói chung đã có rất nhiều kẻ đang ngồi khóc rên rỉ trong tù, ăn năn, hối cãi, xin lỗi những lời muộn mằn.

Hệ quả sau cuộc biểu tình, bạo loạn ngày 23/1.

Đây là một cuộc biểu tình bất hợp pháp, có 3 tính chất rất nghiêm trọng: thứ nhất là tính bạo loạn, thứ hai xúi dục trẻ em vị thành niên làm lá chắn sống và thứ 3 diễn tra trong tình trạng đại dịch Covid-19 lây nhiễm mạnh (lây nhiễm).

Thực chất của cuộc biểu tình là Mỹ-PT cố vớt vát “dự án Navalny” đang bị phá sản bởi chính quyền Putin trong năm qua đã tiến hành những biện pháp ngăn chặn, phá tan những “cơ sở hạ tầng” CMM mà Mỹ-PT đã gây dựng bao năm qua bởi những dự luật, sắc lệnh mà Putin đã ký nhằm vào “lực lượng cột thứ năm”…

Vì thế chính quyền Nga ra tay rất mạnh mẽ…

Ngoài việc mở các vụ án hình sự, truy tố những kẻ cầm đầu cuộc biểu tình tội không thể tha bị toàn dân Nga phẫn nộ là “xúi dục trẻ em vị thành niên”, tội “lây nhiễm cộng đồng”…thì các cơ quan nước ngoài như Đại sứ Mỹ tại Matxcova kích động biểu tình, các mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter, TikTok, VKontakte, Odnoklassniki…cũng bị thực thi.

Các nghị sỹ Nga đang yêu cầu chính quyền Putin mạnh tay trục xuất đại sứ Mỹ tại Matxcova (chúng tôi sẽ nói rõ vào phần sau). 

Dịch vụ Liên bang giám sát Truyền thông, Công nghệ thông tin và Truyền thông đại chúng Nga (Roskomnadzor) ngay và luôn ra điều bổ sung, theo đó, ngoài việc vi phạm thủ tục hạn chế quyền truy cập vào thông tin bị cấm (phạt 800-4 triệu rub) thì nay nếu tái phạm sẽ phạt 1/10 tổng số tiền doanh thu hàng năm.

Có thể nói, cuộc biểu tình bất hợp pháp ngày 23/1 là một cuộc kiểm tra sức mạnh được chi rất nhiều tiền nhưng không mang lại kết quả đẫm máu như người tổ chức muốn. Chính quyền Nga đã chuẩn bị kỹ, cả những xe thùng nhốt phạm nhân, trại giam…

Lực lượng chống bạo động Nga không cần vòi rồng, hơi cay, xe thiết giáp đặc chủng như Mỹ, Pháp…mà chỉ bằng dùi cui đã dẹp ngay cuộc biểu tình trong ngày. Đây là một thành công lớn mà duy nhất một sai lầm nhỏ là một cảnh sát đã đá vào bụng một phụ nữ 54 tuổi trong đoàn biểu tình tại St.Petersburg.

Hành động quyết liệt, đúng pháp luật của cảnh sát và cùng với sự phối hợp của cơ quan điều tra, truy tố thực thi luật…đã khiến cho những kẻ cực đoan, khiêu khích run sợ và những kẻ cầm đầu hoang mang bởi án tù mà Luật Nga đã ban ra.

Người ta đang tuyên bố là sẽ tổ chức biểu tình tiếp vào thứ Bảy và Chủ Nhật tuần này. Chúng ta chờ xem…

LNT.
Previous Post
Next Post

post written by:

0 nhận xét: