Thứ Hai, 22 tháng 6, 2020

YÊU SÁCH “TỨ SA” CỦA TRUNG QUỐC CÓ KHÁC “ĐƯỜNG LƯỠI BÒ CHÍN ĐOẠN” KHÔNG?

Khi yêu sách “đường lưỡi bò 9 đoạn” của Trung Quốc tại Biển Đông bị Tòa trọng tài và cộng đồng quốc tế bác bỏ, Trung Quốc lại có sự “chuyển hướng” để tiếp tục thực hiện yêu sách và tham vọng chủ quyền ở Biển Đông. Yêu sách thay thế cho “đường lưỡi bò” đang được gọi tên là “tứ sa” của Trung Quốc.

Yêu sách Tứ Sa được nhắc đến rộng rãi trong các công hàm của Trung Quốc từ tháng 12/2019. Mới nghe yêu sách “tứ sa” của Trung Quốc có vẻ khác nhưng về bản chất vẫn là “bình mới rượu cũ”. Sự vô lý và mù mờ về mặt pháp lý của Trung Quốc về đòi hỏi chủ quyền phi lý trên Biển Đông ở yêu sách này không khác gì “đường lưỡi bò chín đoạn”

Về bản chất, có thể hiểu ngắn gọn đó là Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên bốn đảo (được gọi là Nam hải chư đảo, bao gồm Đông Sa, Tây Sa (vốn là quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam), Trung Sa và Nam Sa (vốn là quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam). Trên cơ sở Nam hải chư đảo mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền này để xác định vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải; vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Như vậy, thực chất, yêu sách mới về chủ quyền của Trung Quốc không khác gì yêu sách “đường lưỡi bò chín đoạn” trước đó là mấy. Như vậy, về mặt pháp lý, dù “chuyển hướng” để độc chiếm Biển Đông nhưng yêu sách mới của Trung Quốc cũng không đưa ra được bằng chứng và quyền lịch sử. Thậm chí, Trung Quốc còn sử dụng các bãi nửa nổi nửa chìm, các thực thể luôn chìm để xác định vùng biển và thềm lục địa xung quanh đấy (điều mà vốn Công ước quốc tế về luật biển không thừa nhận).

Như vậy, yêu sách “tứ sa” của Trung Quốc trên Biển Đông chẳng qua là bổn cũ soạn lại. Bản chất vẫn là muốn độc chiếm Biển Đông. Thậm chí, với yêu sách mới, cách xác định vùng biển của Trung Quốc còn rộng hơn cả yêu sách “đường lưỡi bò chín đoạn”.

TN
Previous Post
Next Post

post written by:

0 nhận xét: