Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2019

TẠI SAO PHẢI ĐỨNG NGOÀI RÌA CỦA DÂN TỘC?

Đó là cách nghĩ, cách làm của một bộ phận bảo thủ, ích kỷ trong giáo hội khi mong muốn đứng bên ngoài xã hội, nhìn vào đó bằng con mắt ghen ghét hoặc bàng quang với cuộc đời. Điều này là trái với quan điểm của giáo hội Công giáo hoàn vũ lẫn tinh thần của giáo hội Công giáo Việt Nam.

Gần sát dịp giáng sinh nhiều lãnh đạo của giới cầm quyền Việt Nam như bà Nguyễn Thị Kim Ngân, chủ tịch Quốc hội thăm, gặp gỡ đối với Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam, một số giáo phận trong nước. Thế nhưng nhiều ý kiến trái chiều đã phản ứng trước cuộc thăm viếng này.

Như trang fanpage Thanh niên Công giáo, trang web Tin mừng cho người nghèo đã thể hiện quan điểm rằng “UỶ BAN ĐOÀN KẾT CÔNG GIÁO KHÔNG PHẢI LÀ CỦA GIÁO HỘI MÀ LÀ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN”. Phủ nhận hoạt động của ủy ban này và kêu gọi tẩy chay.

ủy ban Đoàn kết Công giáo là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, là cơ quan đại diện cho tiếng nói của toàn thể các tầng lớp, thành phần trong dân tộc. Chúng ta là những người có đóng góp lớn cho xã hội, dĩ nhiên chúng ta có tiếng nói khi tham gia với tư cách là những giáo sĩ, tín hữu Công giáo.

Nếu đứng ngoài thành phần này thì ai sẽ đại diện cho quyền lợi của anh chị em?

Chỉ có tham gia vào hoạt động của xã hội thì những lời cầu nguyện, hiệp thông của chúng ta mới thực sự ý nghĩa, trở thành hiện thực và đóng góp vào sự phát triển chung của dân tộc Việt Nam.

Trong xã hội năng động như hiện nay, nhiều tín hữu Công giáo đang vươn mình trở thành những tấm gương tiên phong, chỗ dựa cho kinh tế, xã hội Việt Nam. Đơn cử như hội doanh nhân Công giáo đã trở thành thế lực kinh tế tầm cỡ, từ đó họ quay trở lại giúp đỡ giáo hội thực hiện nhiều hơn các chương trình, hoạt động từ thiện nhân đạo, cứu giúp anh chị em đang gặp nhiều khó khăn trong đời sống.

Những luận điệu mang tính bảo thủ trên của một số thành phần lạc hậu, bảo thủ trong cộng đoàn là không hiếm, nhưng nó lại cản trở sự phát triển của chính giáo hội.

Vì thế nếu cởi bỏ được những toan tính ích kỷ để đồng hành với dân tộc này thì đó mới là con đường chân chính, vững chắc nhất của giáo hội.

Previous Post
Next Post

post written by:

0 nhận xét: