Thứ Sáu, 6 tháng 3, 2020

HRW – SỰ THẬT PHÍA SAU NHỮNG “PHÚC TRÌNH”

@Sát Thát

Tổ chức Theo dõi nhân quyền quốc tế (viết tắt là HRW) là tổ chức được lập ra với danh nghĩa nhằm theo dõi tình hình đảm bảo nhân quyền của các nước trên thế giới .Tuy nhiên, trên thực tế, HRW lại không bảo vệ quyền con người theo đúng nghĩa mà ngược lại thường tìm cách can thiệp vào việc xử lý của các cơ quan chức năng một số nước, trong đó có Việt Nam.

Điển hình như mới đây, HRW gửi kiến nghị tới Nghị viện Châu Âu đề nghị không thông qua EVFTA với Việt Nam với lý do “Việt Nam vi phạm nhân quyền”. Trước phiên Đối thoại nhân quyền Việt Nam-EU diễn ra tại Hà Nội vào ngày 19-2 vừa qua, HRW cũng gửi kiến nghị tới EU đề nghị gây sức ép với Việt Nam về vấn đề nhân quyền, thay đổi các quy định trong Luật Hình sự, thả “tù nhân lương tâm” (Báo CAND đã có bài phản ánh).

Vậy vấn đề đặt ra là, tại sao một tổ chức mang danh nghĩa quốc tế như HRW lại thường có thái độ thiếu thiện chí với Việt Nam và có nhiều hoạt động chống phá Việt Nam như vậy?

Phải chăng bởi vì Việt Nam cũng là một nước XHCN có ảnh hưởng trên thế giới và hiện nay các thế lực thù địch đang muốn đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hòa bình” nhằm thay đổi chế độ chính trị tại Việt Nam. Bên cạnh những chiêu bài khác thì dân chủ, nhân quyền vẫn được xem là một mũi nhọn trong chiến lược này và HRW chính là một trong những tổ chức nhằm hiện thực hóa ý đồ đó của Mỹ và các nước phương Tây.

Tóm lại, mặc dù mang danh xưng là tổ chức “Theo dõi nhân quyền quốc tế” nhưng rõ ràng, những hoạt động của HRW bị chi phối bởi ý đồ chính trị của các nước có chính sách thù địch với Việt Nam. Do đó, những bản báo cáo, phúc trình mà HRW đưa ra về tình hình nhân quyền của Việt Nam là hoàn toàn không khách quan, trung thực bởi nó đã bị chi phối bởi ý đồ chính trị của các nước đứng sau. Thực tế cho thấy, ở Việt Nam, các quyền con người như quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng tôn giáo… được Nhà nước Việt Nam ghi nhận hết sức cụ thể trong văn bản pháp lý cao nhất là Hiến pháp và luôn được chú ý đảm bảo thực hiện trong thực tiễn.

Trở lại vấn đề, nếu như hoạt động của HRW là khách quan, trung thực theo đúng như những gì họ vẫn tuyên bố và nếu HRW thật lòng vì nhân quyền cho Việt Nam thì tại sao HRW không lên án các công ty hóa chất của Mỹ đã sản xuất các chất diệt cỏ có chứa đi-ô-xin và được quân đội Mỹ rải xuống Việt Nam trong chiến tranh, làm cho bao nhiêu thế hệ người dân Việt Nam phải chịu những di biến nặng nề của chất độc đó? Nhân dân Việt Nam và cả nhân loại tiến bộ khó ai có thể cầm được nước mắt khi chứng kiến hình ảnh của những nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam.
Previous Post
Next Post

post written by:

0 nhận xét: