Thứ Hai, 3 tháng 12, 2018

SỨC CHỊU ĐỰNG CÓ GIỚI HẠN, BIỂU TÌNH BIẾN BẠO LOẠN TẠI PHÁP.

Sức chịu đựng của con người có giới hạn !
Nhắc đến Paris (Pháp) chúng ta nghĩ đến đây là thành phố của tình yêu lãng mạn, nơi bắt nguồn của những hãng nước hoa nổi tiếng, tháp Eiffel... Thành phố còn là trung tâm của các cuộc hội thảo, hội nghị, là nơi đặt trụ sở của nhiều tổ chức quan trọng. Paris cũng là trung tâm của thời trang, của hàng xa xỉ phẩm, của ẩm thực. Về giải trí, Paris là nơi tổ chức nhiều hoạt động trình diễn đa dạng, sở hữu những nhà hát quan trọng và lâu đời cùng các rạp chiếu phim với một lượng công chúng đông đảo.

Paris kiêu sa, lãng mạn nhộn nhịp đâu rồi thành phố mơ ước của những cặp tình nhân mới cưới hưởng tuần trang mật theo phong các quý tộc. Nhưng cái đẹp nó đâu có đẹp mãi, bông hồng có dù đẹp thì nó cũng có gai chỉ là không biết khi nào nó đâm chảy máu mà thôi. 
Trong mấy ngày gần đây một cuộc biểu tình phản đối tăng thuế xăng dầu đã lan rộng thành một phong trào biểu tình phản đối chi phí sinh hoạt gia tăng ở trên toàn nước Pháp. Bộ Nội vụ Pháp cho biết có ít nhất 75.000 người đã xuống đường biểu tình vào cuối tuần này.Trên các mạng xã hội ở Pháp đang diễn ra một làn sóng phản đối mức thuế cao và chi phí sinh hoạt tăng, chỉ trích các chính sách kinh tế của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. 
Thực sự xã hội Pháp nhìn bền ngoài giàu sang, phú quý là vậy, nhưng đâu biết nó tiềm ẩn những mâu thuẫn trong đó cực kỳ khủng khiếp. C.Mac nói đúng sẽ đến lúc mâu thuẫn giữa giai cấp tư bản và giai cấp công nhân sẽ lên đến đỉnh và không thể dung hòa, chỉ có thể thay đổi Quan hệ sản xuất mới giải quyết vấn đề! Đó là sự tiềm ẩn, chịu đựng của người dân, sự phân biệt giàu nghèo, các chính sách không hợp lý...đến khi quả bóng đã giãn hết mức rồi nó cũng tự bục ra mà thôi. 

Cái giỏi của chế độ Tư sản là họ biết che giấu, lấp liếm đi sự mục nát của họ là tăng điều kiện, hỗ trợ các dịch vụ công cộng, xã hội cho người dân để coi như là cái tấm bình phong che đậy nhưng chính sách, ngọn lửa đang âm ỉ. Bảo sao ở bên đấy dịch vụ y tế, giáo dục lại tốt vậy, tiền hỗ trợ thất nghiệp sang Việt Nam đủ sống sung túc mà ta hay gọi là Tây balo. Nhưng che đậy sao nổi, ngân sách nào cho đủ nổi vì tình trạng thất nghiệp, vô gia cư, luồng nhập cư đòi hỏi phải đáp ứng đầy đủ. Khi đấy nguồn thu từ đâu, lấy tiền đâu để duy trì cho các dịch vụ công đấy? Tiền thuế của dân đánh thuế từ các mặt hàng thiết yếu, quan trọng. Một phán quyết đầy tham vọng ông Macron tăng thuế thêm 6,5 cent/lít dầu diesel và 2,9 cent/lít xăng kể từ ngày 1/1/2019 bị xem như giọt nước làm tràn ly dẫn tới phong trào biểu tình. Giá dầu diesel, loại nhiên liệu phổ biến nhất cho ôtô ở Pháp, đã tăng 23% trong 12 tháng qua, lên mức trung bình 1,51 Euro (1,71 USD)/lít, mức cao nhất kể từ đầu thập niên 2000. Sự tăng giá này diễn ra khi Chính phủ của ông Macron tăng thuế hydrocarbon thêm 7,6 cent/lít dầu diesel và thêm 3,9 cent/lít xăng, như một phần trong chiến dịch bảo vệ môi trường.
Đó là cái vòng tròn mà không chỉ chính phủ Pháp vướng phải mà hầu hết Tư bản đang tìm cách che đậy và cũng rất mơ hồ khi nào đến lượt mình.

Quay lại bạo loạn ở Pháp cuộc cách mạng xăng lần này gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng ít nhất 110 người đã bị thương, trong đó có 17 thành viên của lực lượng an ninh. Nhà chức trách đã tiến hành bắt giữ 270 người, cảnh sát đã tiến hành đàn áp mạnh tay nhằm đẩy lùi dòng người. 
Đôi khi người ta tôn sùng phục vụ một cái gì đó, đến lúc cũng cảm thấy ngán ngẫm với nó. Đến nước hết đường đi con người cũng đối đãi với con người đến thế mà thôi. 
Gậy thì vẫn cứ đập, súng vẫn bắn...ai đốt thì cứ đốt, ai đập thì cứ đập. 
Kết cục một thành phố lãng mạn thì cũng hoang tàn, một thành phố trở thành hoang tàn đổ nát
Và tôi cũng suy nghĩ liệu Hollyword hay một hãng phim lớn nào có ý tưởng hay sẽ quay phim cho một bộ phim chiến tranh, kinh dị của một thành phố chết hay không?
LAN HƯƠNG (nguyệt báo)


Previous Post
Next Post

post written by:

0 nhận xét: