Thứ Sáu, 29 tháng 10, 2021

VỠ MỘNG “MIỄN DỊCH CỘNG ĐỒNG” VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM TRONG CUỘC CHIẾN CHỐNG COVID-19

<Nga Mi>

“Miễn dịch cộng đồng” là mục tiêu các quốc gia Châu Âu và Mỹ hướng đến trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19. Các cường quốc như Mỹ, Anh, Pháp,…tự tin với nền tảng y tế và cơ sở hạ tầng hiện đại, nguồn cung vaccine đầy đủ nên đặt mục tiêu “miễn dịch cộng đồng” để nhanh chóng phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 đã làm phá sản mục tiêu trên. Điển hình như tại Anh, số ca mắc trung bình 667/ngày/01 triệu dân, số ca tử vong tăng nhanh trong vài tuần gần đây khi mùa đông đang đến gần. Tình trạng tương tự cũng diễn ra tại Pháp, Đức, Lavia, Rumani, Ucraina…khiến các quốc gia này buộc phải sử dụng các biện pháp phong tỏa và kiểm soát. Hiệu quả miễn dịch của vaccine không như mong muốn, khả năng lây lan nhanh của các biến chủng mới của dịch bệnh đang đặt các nước Châu Âu vào những thách thức mới. Liên bang Nga đã áp dụng các biện pháp “hộ chiếu vaccine” và kéo dài kỳ nghỉ để tránh sự tiếp xúc giữa con người. Pháp, Đức, Ucraina vừa áp dụng hộ chiếu vaccine, vừa thực hiện các biện pháp phòng dịch như bắt buộc đeo khẩu trang tại nơi công cộng, giãn cách xã hội và phong tỏa khi cần thiết. Sự thất bại của mục tiêu “miễn dịch cộng đồng” tại Châu Âu là lời cảnh tỉnh cho các quốc gia khác trong đó có Việt Nam.


Hiện nay, Việt Nam đã có hơn 76 triệu người đã được tiêm vaccine ngừa covid-19, trong đó hơn 22,2 triệu người (chiếm 22,8% dân số) đã tiêm tủ 02 mũi vaccine. Việt Nam đang tiếp tục nhận những đơn hàng vaccine để tiêm đủ vaccine cho người trên 18 tuổi cũng như triển khai tiêm vaccine cho trẻ em từ 12-17 tuổi. Viễn cảnh đó đã mở ra triển vọng mở cửa phục hội kinh tế, tạo miễn dịch cộng đồng. Vì vậy, đã xuất hiện tâm lý chủ quan, lơ là trong phòng, chống dịch; hiện tượng chạy theo tăng trưởng kinh tế mà “bỏ quên” yêu cầu phòng, chống dịch đã xuấn hiện ở một số địa phương. Sau khi các ổ dịch tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương cơ bản được khống chế, người dân được tự do đi lại về quê thì đã xuất hiện những nguy cơ mới. Ngày 27/10, tại Bình Dương đã phát hiện 840 ca nghi nhiễm covid-19 qua test nhanh. Đăk Lăk cũng đã ghi nhận hơn 500 ca nhiễm một ngày. Các tỉnh Tây Nam bộ và Tây Nguyên đã xuất hiện nhiều ổ dịch phức tạp, khó lường. Thành phố Hà Nội, Phú Thọ, Nam Định…cũng đã xuất hiện các ổ dịch với nguồn lây phức tạp. Do đó, không thể ảo tưởng về miễn dịch cộng đồng mà lơ là trong phòng, chống dịch Covid-19.

Thực hiện “5K”, “5T” là điều cần thiết và bắt buộc hiện nay. Các địa phương cần chú trọng công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức phòng, chống dịch bệnh Covid-19 khi tham gia giao thông, kinh doanh, sản xuất và các hoạt động tập thể. Đây là vấn đề tiên quyết và quan trọng ngay cả các quốc gia Châu Âu cũng khuyến cáo thực hiện.

Triển khai đầy đủ, đúng tinh thần, chủ trương Nghị quyết 128 của Chính phủ và Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12/10/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 để giải quyết những vướng mắc, bất cập và khó khăn trong công tác phòng, chống dịch hiện nay. Giải quyết hài hòa giữa lợi ích kinh tế và phòng, chống dịch là bài toán khó cho các địa phương, doanh nghiệp. Tuy nhiên, không thể lấy lý do đại dịch để thoái thác mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, không thể vì phát kiển kinh tế - xã hội mà mở cửa không có lộ trình, mục tiêu, đường hướng cụ thể. Đây vừa là thách thức vừa là cơ hội để chính quyền các cấp minh chứng về năng lực, hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước cũng như xây dựng lòng tin vững chắc của nhân dân.

Miễn dịch cộng đồng là mục tiêu chiến lược trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, miễn dịch cộng đồng không thể đạt được nhanh chóng trong thời gian ngắn mà cần có chiến lược cụ thể, hợp lý, khoa học trên cơ sở thích nghi với dịch bệnh.
Previous Post
Next Post

post written by:

0 nhận xét: