Thứ Hai, 4 tháng 10, 2021

CẦN LÀM GÌ ĐỂ THAY ĐỔI CHIẾN LƯỢC “ZERO COVID-19” SANG “SỐNG CHUNG AN TOÀN VỚI COVID-19”?

<Tống Giang>

Sau gần 02 năm dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát ở nước ta và đặc biệt trước là làn sóng lây nhiễm dịch lần thứ 4 với các biến chủng nguy hiểm như Delta khi số ca dương tính, số ca tử vong tăng nhanh và nhiều địa phương đã phải thực hiện giãn cách xã hội trong một thời gian dài trong thời gian vừa qua (đặc biệt là tại các thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phía Nam) thì việc chúng ta thay đổi chiến lược trong cuộc chiến chống dịch từ “Zero COVID-19” (Chiến lược dập tắt hoàn toàn dịch bệnh) sang “sống chung an toàn với COVID-19” trong thời điểm hiện nay là điều phù hợp với thực tiễn trong công cuộc chống dịch COVID-19 và phát triển kinh tế, xã hội ở nước ta. Thực tiễn cũng không đã có nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ thay đổi chiến lược phòng chống dịch bệnh COVID-19 theo hướng này trong thời gian vừa qua.


Trước đây vào ngày 07/9/2021, Giám đốc điều hành Chương trình Y tế khẩn cấp của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ông Mike Ryan cũng đã đưa ra nhận định mới khi cho rằng COVID-19 có thể sẽ là "phần tất yếu" của thế giới trong bối cảnh virus SARS-CoV-2 gây ra căn bệnh này vẫn tiếp tục biến đổi ở những quốc gia chưa tiêm hoặc có tỷ lệ tiêm chủng vaccine phòng bệnh thấp trên thế giới và những hy vọng trước đó về việc xóa sổ hoàn toàn đại dịch này cũng đang dần nguội tắt. Những nhận định mới về chiến lược phòng, chống dịch COVID-19 này cũng bắt nguồn từ thực tế rằng một số nước có độ bao phủ tiêm vaccine ngừa COVID-19 hàng đầu thế giới đang chứng kiến số ca mắc tăng trở lại ở mức báo động, khi những biến thể mới của virus SARS-CoV-2 vẫn liên tục xuất hiện.

Thực tế lâu nay cũng đã có số quốc gia cũng đã thay đổi chiến lược và xác định “sống chung an toàn với COVID-19” như tại Anh bắt đầu từ 19/7 khi quốc gia này có tỷ lệ tiêm chủng vaccine khá cao với 70% tiêm mũi 1, 55% tiêm mũi 2. Tỷ lệ ca nhiễm mới tại Anh hiện đang tăng cao và chủ yếu là những người không tiêm vaccine và thời điểm hiện nay đã có 67% dân số Anh đã tiêm mũi 2 vaccine. Singapore cũng đã áp dụng các biện pháp kiểm tỏa mềm mại, mở cửa thận trọng với ba giai đoạn: chuẩn bị, giai đoạn chuyển tiếp và giai đoạn mở cửa và Singapore là một trong những quốc gia đạt tỷ lệ tiêm chủng cao nhất thế giới với hơn 80% dân số. Hay đối với Trung quốc cũng đã sử dụng hơn 2,2 tỷ liều vaccine để tiêm cho người dân và hiện nay đã mở cửa đối với những khu vực, tỉnh thành có tỷ lệ phủ xanh vaccine cao (trên 90%) và nhanh chóng phong tỏa những khu vực xuất hiện F0 ở mức tối thiểu.

Vậy đối với Việt Nam, để việc thay đổi chiến lược trong cuộc chiến chống dịch từ “Zero COVID-19” (Chiến lược dập tắt hoàn toàn dịch bệnh) sang “sống chung an toàn với COVID-19” đạt hiệu quả cần chú ý những vấn đề gì?

Nhìn từ thực tiễn thực hiện chiến lược trên cũng như công tác phòng, chống dịch COVID-19 và phát triển kinh tế, xã hội thì có lẽ phủ xanh vaccine có lẽ điều tiên quyết, có vai trò quyết định hiện nay khi hầu hết các quốc gia đều nghiên cứu từ việc tiêm chủng vaccine để từ đó lựa chọn giải pháp: giảm mức độ hay giữ phong tỏa, dỡ bỏ phong tỏa hay giỡ bỏ từng bước, phong tỏa toàn bộ tỉnh, thành hay chỉ khu vực, nơi bùng phát dịch... Đối với Việt Nam như thông tin đã được Chính phủ, Bộ Y tế công bố khi chúng ta cần đạt được mức độ tiêm chủng cho khoảng 75 tiệu người với 150 triệu mũi tiêm và khi tỷ lệ tiêm chủng vaccine phải đạt từ 75%- 95% dân số thì mới tạo được miễn dịch tạo sự an toàn cho người dân và việc tiêm chủng này cũng không đồng nghĩa với việc sẽ dập dịch hoàn toàn.

Hiện nay, Việt Nam đã tiêm được khoảng 41% dân số và theo tính toán Việt Nam phải tiêm vaccine ít nhất 250.000 liều/ ngày (và 7 ngày trong 1 tuần) thì hy vọng đến tháng 4/2022 mới đạt 70% dân số và lẽ dĩ nhiên là trong điều kiện có vaccine để tiêm cho người dân. Đối với vấn đề vaccine cho lứa tuổi <18 tuổi cũng là một thách thức lớn khi hiện nay chúng ta vẫn chưa có kế hoạch tiêm chủng khi chúng ta đã đặt mua 20 triệu liều vaccine Pfizer dành cho trẻ nhở từ 12-18 tuổi. Đây cũng là một trong những thách thức trong thời gian tới.

Cùng với đó, việc Bộ Y tế đã phát đi “Thông điệp 5T” chống dịch trong giai đoạn mới gồm: Tuân thủ 5K - Test Covid-19 - Tiêm chủng - Thực phẩm đủ tại nhà - Thầy thuốc đến tận gia” vào ngày 01/9/2021 và 06 nguyên tắc thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát dịch được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu: (1) Y tế là trụ cột; (2) Kinh tế là cơ sở, nền tảng; (3) Dữ liệu khoa học và công nghệ là then chốt; (4) Ổn định chính trị, xã hội là trọng yếu và thường xuyên; (5) Vaccine, thuốc chữa bệnh và ý thức người dân là điều kiện tiên quyết; (6) An toàn để sản xuất, sản xuất phải an toàn cũng là những việc cần Chính phủ, người dân cần nghiêm túc thực hiện để chúng ta có thể xác định “sống chung an toàn với COVID-19”. Hơn thế nữa, quan trọng nhất và mang tính chất quyết định trong việc sống chung nhưng phải “an toàn” với dịch COVID-19 có lẽ là “vaccine ý thức” của mỗi người dân trong cuộc chiến chống dịch COVID-19. Thực tiễn sự tàn phá của dịch COVID-19 trên thế giới cũng như một số địa phương nước ta, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phía Nam để cho mỗi chúng ta cần nâng cao hơn nữa ý thức trong việc bảo vệ sức khỏe của bản thân, của gia đình và xã hội để cuộc sống người dân được trở lại trong trạng thái “bình thường mới”!
Previous Post
Next Post

post written by:

0 nhận xét: