Thứ Hai, 4 tháng 10, 2021

LỀU BÁO CỔ SÚY CHO THÓI HƯ CỦA PHIM VIỆT

<Quê Choa>

Bài viết nhan đề “Phim Vị bị cấm chiếu vì c.ả.n.h n.ó.n.g kéo dài” tuần trước, tôi có đề cập đến nguyên nhân, lý do tác phẩm điện ảnh đầu tay của đạo diễn Lê Bảo bị cấm chiếu. Trong đó, một số dẫn chứng về ý kiến của đại đa số cư dân mạng cho thấy họ không đồng tình với một tác phẩm điện ảnh công chiếu trên truyền hình lại xuất hiện cảnh hoạn lạc giữa 4 phụ nữ trung tuổi người Việt với Nam cầu thủ bóng đá gốc Châu Phi. Mặc dù, sự thật trần trụi trong bộ phim là cách để ghi điểm trong mắt khán giả về sự phá cách của nghệ thuật, nhưng tác động, ảnh hưởng khi bộ phim bị công chiếu lại rất lớn, nhất là trực tiếp liên quan đến thuần phong mỹ tục của người Việt. Việc cấm chiếu bộ Phim này cũng dựa trên các căn cứ theo Luật Điện ảnh số 15/VBHN-VPQH, ngày 15 tháng 7 năm 2020 và các phản ứng của dư luận không đồng tình với bộ phim.


Tuy nhiên, mặc cho dư luận tẩy chay về chất lượng của bộ phim thì một số tờ báo mang tầm báo chí quốc gia lại đi cổ súy cho bộ phim này. Báo tuổi trẻ ra ngày 13.10.2020 với nhan đề "Phim Việt ra đời người nước ngoài khen, trong nước hạ thấp” đặt vấn đề Phim Vị của đạo diễn Lê Bảo được sự đón nhận nhiệt thành của nhiều nước trên thế giới, song người Việt lại chê bai. Báo tuổi trẻ còn lấy dẫn chứng Phim Vị được giám đốc nghệ thuật Liên hoan phim Berlin nhận xét có ý tưởng xuất chúng và tầm nhìn điện ảnh, Riêng về phim Vị (Taste) của Lê Bảo, ông Chatrian cho biết các giám khảo Encounters đều rất ấn tượng với Vị. Phim đoạt giải ở hạng mục này "luôn có ý tưởng xuất chúng" và Vị là ví dụ điển hình. Ngoài báo tuổi trẻ thì một số báo mạng cũng chạy theo xu hướng cỗ súy cho bộ phim này để rồi có những bài viết định hướng thiếu chuẩn mực đối với lĩnh vực vaen Được biết, báo chí có sức tác động, ảnh hưởng lớn đến đời sống chính trị, xã hội của đất nước, đặc biệt là trực tiếp tác động đến nhận thức của người dân. Thế nhưng, khi báo chí có thiên hướng sai lệch, định hướng, cổ súy cho những cái sai thì nguy cơ tiềm ẩn tác động đến an ninh văn hóa, tư tưởng là điều dễ nhận thấy.

Dư luận cho rằng phim “Vị” là rác điện ảnh dĩ nhiên có lý do của họ. Bởi lẽ, họ sợ rằng Phim sẽ dần chính thống hóa nhận thức của người dân, dần xa rời văn hóa truyền thống của dân tộc. Đặc biệt, đối với giới trẻ, nhất là độ tuổi mới lớn nếu như tiêm nhiễm, chịu sự ảnh hưởng bởi phim Vị thì hậu quả về lâu dài sẽ rất nguy hiểm. Tôi cho rằng việc tuýt còi cho rời cuộc chơi đối với bộ phim này là thiết thực và cơ quan quản lý đang nhận được sự ủng hộ lớn từ phía người dân. Với những tờ báo đang ra sức cỗ vũ cho Phim Vị nên đón nhận, lắng nghe ý kiến phản hồi từ cộng đồng mạng có phản ánh chân thực hơn đối với bối cảnh của bộ phim này.
Previous Post
Next Post

post written by:

0 nhận xét: