Thứ Hai, 18 tháng 10, 2021

NHỮNG CON SỐ "BIẾT NÓI" TRONG CHỐNG ĐÓI, NGHÈO TẠI VIỆT NAM

<Lam Hồng>

Trong đại dịch Covid19 vừa qua đã khiến cho nhiều gia đình "tái nghèo" gây hệ lụy dai dẳng cho vấn đề an sinh xã hội. Nhưng le lói tổng thể trong nỗ lực cả một giai đoạn dài từ năm 2015-2021 Việt Nam đã có những con số "biết nói" cho thấy chống đói, nghèo là quyết tâm chính trị của lãnh đạo Đảng, Nhà nước.


Nhiều bạn bè, người thân quanh chúng ta thường có thói quen kêu ca, đổ lỗi với câu hỏi "vì sao chúng ta luôn nghèo", đâu mới thực sự là "giàu có" trong bối cảnh dịch bệnh kéo giảm sản xuất, thu nhập của người dân. Đó chỉ là thời điểm chứ không phải là một quá trình. Hãy nhìn những con số mà Bộ LĐ-TB&XH đã đưa ra:

Theo đó "tỷ lệ hộ nghèo là 9,88% năm 2015 (năm đầu kỳ) giảm xuống còn 2,75% năm 2020 (năm cuối kỳ), trong 5 năm giảm bình quân 1,43%/năm. Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm bình quân 4%/năm, tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm bình quân 5,4%/năm".

Có lẽ các gia đình ở thành phố sẽ thấy vơi cạn tiền đi trong mùa dịch do thu nhập bấp bênh, nhưng trái lại ở các gia đình nông thôn với nhiều lợi thế địa lý, không gian sản xuất đã duy trì khả năng thu nhập cho gia đình, điều đó tạo nên việc thoát nghèo bền vững của các thành phần ở nông thôn.

Để tạo được cú hích phát triển đó, chính quyền đã nỗ lực kiến tạo các dự án lớn với hơn 13 nghìn dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo hiệu quả với trên 2,2 triệu hộ hưởng lợi.

Việt Nam từng được quốc tế công nhận là nước giảm nghèo nhanh nhất thế giới, không dừng lại trong nước mà chính Việt Nam đã chia sẻ mô hình chống lại đói, nghèo cho các nước nghèo trên thế giới như tại Châu Phi.

Nói điều đó không phải tự sướng hay thấy giàu hơn mà là để cho những ai đang tin những điều xuyên tạc như "chính quyền bỏ dân trong mùa dịch" hay "dân nghèo - quan giàu" thấy rõ hơn thực trạng ai đang làm việc cho dân và ai đang là kẻ thực dụng, xuyên tạc để chống phá chính quyền.
Previous Post
Next Post

post written by:

0 nhận xét: