Thứ Ba, 30 tháng 4, 2019

VIỆT NAM YÊU CẦU INDONESIA THẢ 12 NGƯ DÂN
Việt Nam yêu cầu Indonesia thả ngay 12 ngư dân bị bắt giữ


Liên quan đến việc 12 ngư dân Việt Nam bị phía Indonesia bắt giữa ngày 27.4, hôm nay, 30.4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã cung cấp thêm thông tin.


Bà Hằng dẫn tin từ các cơ quan chức năng Việt Nam cho biết: ngày 27.4, khi đang hoạt động tại vùng biển Việt Nam, thuộc khu vực Việt Nam và Indonesia đang tiến hành phân định vùng đặc quyền kinh tế (toạ độ 06026’N - 106047’E, cách đường phân định thềm lục địa năm 2003 5,5 hải lý về phía bắc), tàu cá Việt Nam mang số hiệu BĐ 97916 TS cùng 14 ngư dân bị tàu mang số hiệu 381 của Indonesia bắt giữ và lai kéo với tốc độ cao khiến tàu cá Việt Nam bị chìm.

Tàu Kiểm ngư Việt Nam số hiệu 213 đang thực thi pháp luật tại khu vực đã kịp thời phát hiện, cứu được 2 ngư dân trên biển, đồng thời yêu cầu tàu 381 của Indonesia rời khỏi vùng biển Việt Nam. 12 ngư dân còn lại bị tàu 381 của Indonesia bắt giữ, đưa về vùng biển Indonesia.
Ngay sau khi nhận được thông tin về vụ việc, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã có công hàm gửi Đại sứ quán Indonesia tại Việt Nam đề nghị các cơ quan chức năng Indonesia xác minh thông tin, điều tra làm rõ vụ việc.

Bộ Ngoại giao cũng đề nghị phía Indonesia không lặp lại hành động tương tự trong tương lai, đồng thời thả ngay các ngư dân của tàu cá BĐ 97916 TS, đối xử nhân đạo và đền bù thoả đáng cho tàu cá và ngư dân Việt Nam.
Đồng thời, phía Việt Nam cũng yêu cầu phía Indonesia tuân thủ nghiêm túc các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về luật Biển năm 1982 (UNCLOS) mà cả Việt Nam và Indonesia là thành viên trong việc xử lý tàu cá Việt Nam.

Cùng ngày, Bộ Ngoại giao cũng chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia khẩn trương liên hệ với các cơ quan chức năng Indonesia, xác minh thông tin và có các biện pháp bảo hộ công dân cần thiết.
Nguồn: Internet
GIẤY BÁO TỬ SUỐT 30 NĂM QUA
30/4/1975-30/4/2019
1.250.000 tờ giấy như thế này đã được gửi đi khắp mọi miền đất nước trong hơn 30 năm.

Những dòng đơn giản như hi sinh tại... an táng tại mặt trận... lại đè nén hàng chục triệu trái tim của mỗi gia đình.... có người mẹ đã nhận 9 tờ giấy như thế!

Những con số thật là khủng khiếp! Cái giá của độc lập, tự do.

Trong ngày hội thống nhất đất nước, nhắc lại để thấy càng tự hào hơn, càng trân quý hơn sự độc lập-tự do-hạnh phúc mà chúng ta đang có.
Những kẻ chưa biết đến hòn tên, mũi đạn, được sống trong hoà bình nhưng cố tình không thèm hiểu các thế hệ cha anh đã phải hy sinh như thế nào để đất nước có được như ngày hôm nay; Chúng luôn chống phá để mơ về một “thiên đường dưới hạ giới” nhưng chúng không hề biết rằng dưới hạ giới làm gì có thiên đường... thiên đường mà chúng mơ có lẽ là Lybia, Syria...
Nguồn: Thanh niên chuẩn


NHIỀU HOẠT ĐỘNG KỶ NIỆM 44 NĂM GIẢI PHÓNG ĐẤT NƯỚC ĐƯỢC TỔ CHỨC
Ngày 29-4, nhân Kỷ niệm 44 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2019) và 133 năm Ngày Quốc tế Lao động 1-5, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh, cùng đoàn cán bộ thành phố đến thăm hỏi các gia đình mẹ liệt sĩ, người có công, đảng viên lão thành. Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân ân cần thăm hỏi sức khỏe các thành viên và bày tỏ sự biết ơn sâu sắc về những hy sinh, đóng góp của các gia đình đối với cách mạng nói chung và sự phát triển của TP Hồ Chí Minh nói riêng; mong các vị tiếp tục có nhiều đóng góp cho địa phương đang sinh sống và cho TP Hồ Chí Minh trong công cuộc xây dựng, phát triển.
Dịp này, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân đến tham quan thực tế, thăm hỏi đời sống người dân tại chung cư Đồng Khánh (số 56 Trần Hưng Đạo, phường 7, quận 5), sau khi chung cư này được cải tạo, sửa chữa; gặp gỡ người dân ở chung cư Tản Đà (phường 10, quận 5), nơi người dân thực hiện tốt việc phân loại rác tại nguồn, tích cực góp phần cùng thành phố đẩy mạnh cuộc vận động "Người dân thành phố không xả rác ra đường, xuống kênh rạch vì thành phố sạch và giảm ngập nước". Đồng chí đã cùng cán bộ, người dân quận 5 tham gia hoạt động biểu diễn nghệ thuật mang chủ đề Bài ca Thống nhất, tại Quảng trường The Garden Mall (Thuận Kiều Plaza); tặng quà và động viên các thành viên đoàn biểu diễn.

* Thành đoàn TP Hồ Chí Minh vừa tổ chức Lễ thắp nến tri ân tại Nghĩa trang liệt sĩ thành phố (xa lộ Hà Nội, phường Long Bình, quận 9) nhằm tri ân các Anh hùng, liệt sĩ nhân kỷ niệm 44 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước. Tại đây, các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước TP Hồ Chí Minh và đông đảo thanh niên tình nguyện đã dâng hương, thắp nến tại hơn 15.000 phần mộ của các Anh hùng, liệt sĩ. Phát biểu ý kiến tại Lễ thắp nến tri ân, đại diện tuổi trẻ thành phố mang tên Bác đã bày tỏ niềm tự hào và lòng biết ơn sâu sắc đối với những đóng góp, hy sinh của các Anh hùng, liệt sĩ, của những người đã sống, chiến đấu, lao động không ngừng cho sự trường tồn và phát triển của dân tộc. Với tình yêu quê hương đất nước cháy bỏng, tuổi trẻ thành phố nguyện kế thừa trung thành và xứng đáng truyền thống cách mạng vẻ vang, luôn nỗ lực hết mình, đem tất cả tinh thần, trí tuệ, sức trẻ, lòng nhiệt huyết viết tiếp trang sử hào hùng của dân tộc. Được biết, trong những ngày này, hơn 3.000 bạn trẻ đồng loạt tham gia các hoạt động thắp nến tri ân hàng chục nghìn phần mộ Anh hùng, liệt sĩ tại sáu nghĩa trang ở các quận, huyện ngoại thành TP Hồ Chí Minh.
* Tỉnh đoàn Tiền Giang phối hợp Hội Cựu chiến binh tỉnh và Ban Liên lạc Tiểu đoàn Ấp Bắc 2 tổ chức chương trình giao lưu giữa hai thế hệ, nói chuyện truyền thống tại Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu, TP Mỹ Tho. Tại chương trình, các bạn trẻ đã được nghe các cựu chiến binh ôn lại những kỷ niệm lịch sử của ngày miền nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, truyền thống của phong trào thanh niên Tiền Giang tình nguyện tham gia chiến đấu bảo vệ đất nước. Đây là hoạt động sinh hoạt chính trị của tuổi trẻ do Ban Thường vụ Tỉnh đoàn phối hợp Hội Cựu chiến binh tổ chức nhằm giáo dục truyền thống lịch sử hào hùng vẻ vang của dân tộc trong đoàn viên, thanh niên.
* Tỉnh đoàn, Hội LHTN tỉnh Quảng Nam vừa phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và các đơn vị tài trợ tổ chức chương trình "Biên giới trong trái tim tôi" và Hành trình "Thầy thuốc trẻ tình nguyện năm 2019" tại xã A Xan, huyện Tây Giang. Tại đây, các bác sĩ trẻ đã khám, tư vấn về cách chữa trị bệnh cho gần 500 người có công, già làng, trưởng bản, người dân tộc thiểu số, người già neo đơn, người có hoàn cảnh khó khăn. Ngoài ra, chương trình đã trao Công trình khu vui chơi thiếu nhi tặng Trường mẫu giáo liên xã Tr'Hy, A Xan phân hiệu Chi Nôn và Trường tiểu học Mà Cooih, huyện Đông Giang; trao 10 suất học bổng Thắp sáng ước mơ và hai suất học bổng Nâng bước em đến trường tặng các em học sinh; tổ chức đêm giao lưu văn nghệ với nhân dân và cán bộ, chiến sĩ BĐBP...
* Nhân kỷ niệm 44 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước, Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn đến thăm, trao tặng quà và nhận phụng dưỡng chín Bà mẹ Việt Nam Anh hùng đang sinh sống tại các phường, xã tại TP Thanh Hóa. Theo đó, Công ty hỗ trợ mỗi Bà mẹ Việt Nam Anh hùng một triệu đồng/tháng, đồng thời sẽ tổ chức thăm hỏi thường niên, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho các mẹ. Được biết, từ năm 1995 đến nay, Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn đã nhận phụng dưỡng 100 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng ở các địa phương trong tỉnh Thanh Hóa.
* Dịp lễ 30-4 và 1-5, tại TP Hồ Chí Minh diễn ra nhiều hoạt động biểu diễn văn nghệ, vui chơi, giải trí đáp ứng nhu cầu của đông đảo người dân, du khách trong nước và nước ngoài. Chương trình biểu diễn nghệ thuật và triển lãm "TP Hồ Chí Minh - 44 năm năng động, phát triển và hội nhập" và triển lãm ảnh nghệ thuật đề tài biển đảo, quê hương được tổ chức tại khu vực phố đi bộ Nguyễn Huệ, đường Đồng Khởi, khu vực đối diện công viên Chi Lăng và Cung văn hóa lao động. Tại công viên Tao Đàn diễn ra Festival hoa lan đến hết ngày 1-5. Công viên văn hóa Đầm Sen (quận 11) tổ chức sự kiện "Đầm Sen by night" với các hoạt động trình diễn la-de trên màn hình nước 3D mang lại trải nghiệm công nghệ cao được sử dụng tại những công viên giải trí hàng đầu thế giới. Tối nay 30-4, thành phố sẽ tổ chức chương trình bắn pháo hoa nghệ thuật tại ba điểm, trong đó hai điểm tầm cao và một điểm tầm thấp.
* Kỷ niệm 44 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước và Ngày Quốc tế Lao động 1-5, tại huyện A Lưới (Thừa Thiên - Huế), vừa diễn ra phiên chợ vùng cao với 34 gian hàng đến từ các Hợp tác xã và tiểu thương trên địa bàn huyện tham gia. Các mặt hàng tại phiên chợ là những sản phẩm nông sản và sản phẩm thủ công truyền thống riêng biệt của một số dân tộc. Tại phiên chợ còn có không gian văn hóa truyền thống với các hoạt động được tái hiện như: thi giã gạo, thi làm bánh A Koat, đan lát thủ công, trình diễn dệt vải thổ cẩm zèng và các trò chơi dân gian.
* Ngày 29-4, tại Nhà thi đấu thể thao tỉnh Tiền Giang, Tổng cục Thể dục - Thể thao phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tiền Giang tổ chức bế mạc giải vô địch các câu lạc bộ Pen-cát si-lát toàn quốc năm 2019. Đây là một trong những sự kiện thể thao kỷ niệm 44 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước với sự tham gia của các vận động viên của 43 đội đến từ 21 tỉnh, thành phố, ngành trong cả nước. Kết quả, đoàn Hà Nội xếp thứ nhất toàn đoàn với chín Huy chương vàng (HCV), bốn Huy chương bạc (HCB) và một Huy chương đồng (HCĐ); đoàn Thanh Hóa đứng thứ hai với ba HCV, một HCB và ba HCĐ; đoàn Bộ Công an đứng thứ ba với ba HCV, một HCB, hai HCĐ.
* Kỷ niệm 44 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước, để tri ân những người có công với cách mạng, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (Hà Nội) miễn phí vé vào cửa và thuyết minh miễn phí cho cựu chiến binh và thanh niên xung phong. Chương trình đã nhận được sự ủng hộ của gần 200 cựu chiến binh và thanh niên xung phong... Bên cạnh đó, bảo tàng tổ chức các trò chơi dân gian dịp nghỉ lễ, hướng dẫn cho các em nhỏ các trò chơi dân gian như nối thúng, nhảy bao bố, ô ăn quan, kéo co, nhảy dây, đẩy gậy...
BỘ MẶT THẬT CỦA THỦ TƯỚNG 21 TỶ KHI ỦNG HỘ BIỂU TÌNH ÔN HÒA (10-11/6/2018)
Hai ngày 10 và 11/6/2018, “bạo động” lớn xảy ra diện rộng tại Bình Thuận, đập phá UBND, HĐND, Sở Kế hoạch và đầu tư, xông vào doanh trại bộ đội biên phòng cướp kho súng, đốt xe và đốt giấy tờ các cơ quan lân cận. Chặn đường quốc lộ, dòng người tràn lên gặp người trung quốc ở đâu đánh chết ở đấy. Vậy mà vị “Thủ tướng 21 tỷ”, MC Phan Anh lại lên Facebook công khai ỦNG HỘ cuộc biểu tình mà ông gọi là “ôn hòa” vừa qua. 

“Công an ko dám bắn vào người dân đâu, xông lên đi!”, kết quả là tấn công làm 10 chiến sĩ CSCĐ bị thương nặng, tình trạng nguy kịch do gạch đá, bom xăng nhét đinh găm đầy người.

Sản xuất kinh tế trong nước trì trệ, du lịch tạm ngưng ở một số địa phương….
Trong tình hình ấy, một lượng lớn ca sĩ, diễn viên, Admin trang tin công nghệ, MC lại cổ súy, kích động biểu tình trên facebook có mùi thích thú lật đổ chế độ, đẩy đất nước vào cảnh bạo loạn như Syria năm nào, điển hình nhất là MC Phan Anh. Cụ thể, trên trang facebook cá nhân của mình, “Thủ tướng” Phan Anh đã đăng các stt và bình luận cổ súy cho cái được gọi biểu tình “ôn hòa”. Kết quả của các cuộc biểu tình đó, thì ai cũng đã nhận thấy.
Mỗi 1 quốc gia đều có đặc điểm riêng của mình, có những thứ ở quốc gia này ko thể áp đặt cho những quốc gia khác. Ví dụ ở Hà Lan họ cho tự do buôn bán ma tuý, vì ở nơi đó ý thức chấp hành pháp luật của ng dân rất tốt. Nên có cho dùng ma tuý nó cũng chả gây ra đại hoạ gì đáng kể cho an ninh và pháp luật ở nước của họ. Hay như Mỹ người dân được quyền sử dụng súng tự do cũng ko gây quá nhiều về sự bất ổn an ninh xã hội.

Thế nhưng, nếu áp đặt quyền sử dụng ma tuý, và quyền sử dụng súng lên đất nước Việt Nam; thì xin thưa với “Thủ tướng” toàn dân Việt Nam sẽ đi buôn ma tuý cho nhanh giàu; những người ưa bạo lực mỗi thằng trang bị khẩu súng bên cạnh, liếc mắt nhau phát đem súng ra phơ nhau chết hết cả người đi đường luôn anh ạ!
Do đó, cái chuyện biểu tình ôn hoà, đặc biệt lại liên quan trực tiếp tới Trung Quốc; thì việc ủng hộ biểu tình ôn hoà chỉ là cái hình thức. Chứ đằng sau nó ai cũng biết là các “anh” lúc nào chả mong muốn “chúng mày đứng lên lật đổ chế độ này đi. Nội chiến đi”.
Chả lẽ vụ bạo động Bình Dương cách đây vài năm xảy ra ngay tại Việt Nam ko phải là bằng chứng rõ ràng nhất về cái gọi là biểu tình ôn hoà của các anh sao? Vậy tại sao, biết trước kết quả như thế các anh còn cố tình đeo cái mặt nạ giả nhân, giả nghĩa rằng “biểu tình ôn hoà” để che lấp đi dã tâm của mình.
Bởi vậy, đừng có giở cái giọng giả vờ như ta đây cao thượng, tôn trọng quyền con người, bày tỏ chính kiến. Trò giả tạo này của “Thủ tướng” Phan Anh đã bị bại lộ, mọi người đều nhận rõ bộ mặt thật của “Thủ tướng” sau vụ 21 tỉ nó ra làm sao rồi.








Muốn thể hiện chính kiến, “ngài” bày tỏ trên fb ko đủ hay sao ? Chả lẽ “Ngài” không thấy bao nhiêu vụ như thuế nhà, ấu dâm, hành hạ trẻ em v….v chỉ cần các anh chị cư dân mạng share bài chửi bới; là chính quyền sợ chết khiếp mà phải vào cuộc xử lí ngay và trả lời các anh chị à? Ngay cả vụ thuê đất đặc khu này, chưa cần biểu tình mà cư dân mạng lên tiếng qua facebook thôi là chính quyền cũng phải dừng lại chứ không dám thông qua nữa còn gì. Điều này chứng tỏ chính quyền rất biết lắng nghe ý kiến của dân, chứ họ có bỏ ngoài tai đâu? Như thế là quá đủ, còn muốn biểu tình để làm cái gì? Ngoài việc kích động làm loạn và phá nát tất cả?

“Thủ tướng” hãy nhớ lấy, máu, thịt và mạng sống của những người chiến sĩ cảnh sát, dân thường đổ xuống trong ngày hôm qua và hôm nay đều có dấu tay kích động bẩn thỉu của những kẻ như “Ngài”. “Ngài” không xứng đáng là người Việt Nam và mở mồm ra là yêu nước chống sai trái; “Ngài” chỉ như con linh cẩu, kền kền sẵn sàng vục mõm vào bất cứ đống cứt nào để kích động làm nó thối hoăng lên thôi.

Thứ Hai, 22 tháng 4, 2019

CUỘC ĐỜI, SỰ NGHIỆP CỦA V.L LENIN
Vơlađimia0Ilich Lênin (Vladimir Ilyich Lenin) sinh ngày 22 tháng Tư năm 1870 ở Simbirsk (nay là Ulianovsk).
Vơlađimia Ilich Lênin tên thật là Vơlađimia Ilich Ulianôp (Vladimir Ilyich Ulianov), các bí danh đã dùng là V. Ilin, K. Tulin, Karpov và những bí danh khác.
Năm 1887, V.I.Lênin tốt nghiệp xuất sắc bậc Trung học được nhận Huy chương vàng nên được vào thẳng bất kỳ trường Đại học nào ở nước Nga. Ông xin vào học khoa Luật của Đại học Tổng hợp Kazan. Tại đây, V.I.Lênin tham gia nhóm cách mạng trong sinh viên, trở thành thành viên của Hội đồng hương bí mật Samarsko-Simbirskoe. Do tham gia tuyên truyền cách mạng trong sinh viên, tháng Chạp 1887, V. I. Lênin bị đuổi học và bị phát lưu đến làng Kokushino Kazan. Tháng 10 năm 1888, trở về Kazan gia nhập nhóm Mácxít. V. I. Lênin có nghị lực rất cao trong việc tự học. Chỉ trong vòng hai năm miệt mài đèn sách, năm 1891, V.I.Lênin đã thi đỗ tất cả các môn học của chương trình 4 năm khoa Luật trường ĐH Tổng hợp Kazan với tư cách thí sinh tự do. Sau khi tốt nghiệp khoa luật V. I. Lênin làm trợ lý luật sư ở Samara. Tháng 8/1893, chuyển về Peterburg. Năm 1894, trong cuốn Thế nào là những người bạn dân và học chiến đấu chống lại những người xã hội dân chủ như thế nào? Và năm 1899, trong cuốn Sự phát triển chủ nghĩa tư bản ở Nga, V.I.Lênin được thừa nhận là người lãnh đạo của nhóm Mácxít ở Nga.
Mùa thu 1895, V.I.Lênin thành lập ở Pêtecbua (Peterburg) Hội liên hiệp đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân, tập hợp các nhóm cách mạng ở Pêtecbua. Ở Mátxcơva, Kiep, Iarôxlap và những thành phố khác cũng thành lập các hội liên hiệp tương tự. V.I.Lênin đã gặp Nadơgiơđa Conxtantinôva Cơrupxcaia (Nadegiơda Konstantinovna Krupskaia). Hai người yêu nhau và trở thành bạn đời chung thuỷ. Đêm mồng 9 tháng Chạp năm 1895, do bị tố giác, nhiều hội viên của Hội liên hiệp, trong đó có V.I.Lênin bị cảnh sát bắt. Sau 14 tháng bị cầm tù, tháng Hai năm 1897, V.I. Lênin bị đi đày 3 năm ở làng Shushenkoe (miền Đông Sibir). Trong thời gian lưu đày, V.I.Lênin đã viết xong hơn ba mươi tác phẩm, trong đó có cuốn khá đồ sộ: Sự phát triển chủ nghĩa tư bản ở nước Nga (1899). 
Năm 1900, thời hạn lưu đày của V.I.Lênin kết thúc. Người lại tập hợp những người Mácxít cách mạng thành lập đảng. Chính quyền Nga hoàng cấm V.I.Lênin sống ở Thủ đô và các thành phố lớn. V.I.Lênin phải ra nước ngoài (1900), cùng với Pơlêkhanôp (Plekhanov) lập ra tờ báo Tia lửa. Năm 1903, tại Luânđôn tiến hành Đại hội lần thứ II Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga. V. I. Lênin phát biểu phải xây dựng một đảng Mácxít kiểu mới có kỷ luật nghiêm mình, có khả năng là người tổ chức cách mạng của quần chúng. Nhóm số đông ủng hộ V.I.Lênin gọi là những người Bônxêvich (Bolshevik), nhóm số ít chủ trương thành lập đảng đấu tranh theo kiểu Nghị viện gọi là những người Menxêvich (Menshevik). Về những nguyên tắc tư tưởng và tổ chức của đảng kiểu mới này V.I.Lênin đã trình bày trong cuốn Làm gì (1902) và cuốn Một bước tiến hai bước lùi (1904). Trong thời kỳ cách mạng 1905 - 1907, V.I.Lênin đã phát triển tư tưởng độc quyền lãnh đạo của giai cấp vô sản trong trong cuộc cách mạng dân chủ tư sản thành cách mạng xã hội chủ nghĩa Hai sách lược dân chủ xã hội trong cách mạng dân chủ năm 1905. 
Tháng Tư năm 1905, tại Luânđôn tiến hành Đại hội lần thứ III Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga, V.I.Lênin được bầu là Chủ tịch Đại hội. Tại Đại hội này, Uỷ ban Trung ương đã được bầu ra do V. I. Lênin đứng đầu. Tháng Mười Một năm 1905, V.I.Lênin bí mật trở về Peteburg để lãnh đạo cách mạng Nga. Tháng Chạp 1907, V. I. Lênin sống ở nước ngoài tiếp tục đấu tranh bảo vệ và củng cố đảng hoạt động bí mật. Trong cuốn Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán(1908) V. I. Lênin phê phán sự xét lại về mặt triết học chủ nghĩa Mác và phát triển những cơ sở triết học của chủ nghĩa Mác. Tháng Giêng năm 1912 lãnh đạo Hội nghị lần thứ VI (Praha) toàn Nga Đảng Công nhân xã hội dân chủ. Tháng Sáu năm 1912 từ Paris chuyển về Krakov lãnh đạo tờ Pravda (Sự thật). Thời kỳ này, V. I. Lênin soạn thảo xong Đề cương Mácxít về vấn đề dân tộc. Cuối Tháng Bảy năm 1914, bị cảnh sát áo bắt nhưng sau đó ít lâu được trả lại tự do và đi Thuỵ Sĩ. Trong thời gian Đại chiến thế giới lần thứ I, V. I. Lênin đưa ra khẩu hiệu biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng. Trong tác phẩm Chủ nghĩa đế quốc - giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản (1916) và những tác phẩm khác, V.I.Lênin đã phát triển chính trị kinh tế học Mácxít và lý luận về cách mạng xã hội chủ nghĩa, kiện toàn những vấn đề cơ bản của triết học Mácxít (Bút ký triết học). Tại Hội nghị quốc tế những người theo chủ nghĩa quốc tế tại Thuỵ Sĩ (1915), V. I. Lênin đã tập hợp những người xã hội dân chủ cánh tả đoàn kết lại. Sau cách mạng Tháng Hai năm 1917, ở Nga tồn tại tình trạng hai chính quyền song song, một bên là chính phủ lâm thời tư sản (chuyên chế của giai cấp tư sản) và một bên là Xôviết các đại biểu công nhân và binh sĩ (chuyên chính vô sản). Những mâu thuẫn kinh tế và chính trị sâu sắc ở nước Nga lúc bấy giờ đòi hỏi phải tiến hành một cuộc cách mạng làm thay đổi tận gốc đời sống chính trị nước Nga. Ngày 16 tháng Tư V. I. Lênin đến Petrograd để trình bày Luận cương Tháng Tư thực chất là một văn kiện mang tính cương lĩnh đề ra đường lối giành chiến thắng cho cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa với khẩu hiệu Toàn bộ chính quyền về tay các Xô Viết! Hội nghị lần thứ VII toàn Nga (Tháng TƯ 1917) của Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga đã nhất trí thông qua đường lối do V. I. Lênin đề ra.
Sau cuộc khủng hoảng chính trị ở nước Nga (Tháng Bảy năm 1917), V. I. Lênin buộc phải về vùng Pazzliv cách Pêtrôgrat (Petrograd), nay là Pêtecbua, 34km để tránh sự truy lùng của Chính phủ lâm thời. Từ nơi hoạt động bí mật, V. I. Lênin thường xuyên chỉ đạo phong trào cách mạng nước Nga. Đầu tháng Tám năm 1917, Đại hội lần thứ VI Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga họp bán công khai ở Pêtrôgrat, V. I. Lênin tuy không tham dự nhưng vẫn lãnh đạo Đại hội tiến hành và thông qua đường lối phải khởi nghĩa vũ trang giành lấy chính quyền. Trong thời gian này, V. I. Lênin viết xong cuốn Nhà nước và cách mạng đề ra nhiệm vụ cho giai cấp vô sản phải giành lấy chính quyền bằng con đường đấu tranh vũ trang. Đầu tháng Mười năm 1917, V. I. Lênin từ Phần Lan bí mật trở về Pêtrôgrat. Ngày 23 tháng Mười năm 1917, kế hoạch khởi nghĩa vũ trang của V. I. Lênin đề ra được Hội nghị Uỷ ban trung ương Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga thông qua. 
Tối ngày 6 tháng Mười Một năm 1917, V. I. Lênin đến Cung điện Smolnưi  trực tiếp chỉ đạo cuộc khởi nghĩa. Đến rạng sáng ngày 7 tháng Mười một năm 1917, toàn thành phố Pêtecbua nằm trong tay những người khởi nghĩa, và đến đêm ngày 7 tháng Mười Một 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga đã toàn thắng. Chính quyền đã về tay nhân dân. Nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới do Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo đã ra đời. Tại Đại hội các Xô Viết toàn Nga lần thứ II, V. I. Lênin được bầu là Chủ tịch Hội đồng các Uỷ viên nhân dân (Hội đồng Dân uỷ). Sau Cách mạng Tháng Mười Nga, theo đề nghị của V. I. Lênin, Hoà ước Brest với nước Đức đã được ký kết (ngày 3 tháng Ba năm 1918). Ngày 11 tháng Ba năm 1918, V. I. Lênin cùng với Trung ương Đảng và Chính phủ Xô Viết trở về Mátxcơva, V. I. Lênin đã có công lao to lớn trong việc lãnh đạo cuộc đấu tranh của nhân dân lao động nước Nga Xô Viết chống sự can thiệp quân sự của nước ngoài và lực lượng phản cách mạng trong nước; trong việc lãnh đạo quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa ở nước Nga. V. I. Lênin thi hành chính sách đối ngoại Xô Viết, đề ra những nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình giữa các quốc gia có chế độ xã hội khác nhau. 
Ngày 30 tháng Tám năm 1918, V. I. Lênin bị ám sát và bị thương nặng, nhưng sau đó ít lâu sức khoẻ hồi phục, V. I. Lênin là người sáng lập Quốc tế Cộng sản (1919). Tháng Ba năm năm 1919, Đại hội lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Nga đã thông qua Cương lĩnh mới của Đảng, V. I. Lênin được bầu là chủ tịch Uỷ ban soạn thảo Cương lĩnh Mùa xuân năm 1920, V. I. Lênin viết cuốn Bệnh ấu trĩ tả khuynh của chủ nghĩa cộng sản trình bày những vấn đề chiến lược và sách lược của phong trào cộng sản. Thời gian này, V. I. Lênin soạn thảo xong kế hoạch xây dựng chủ nghĩa xã hội (công nghiệp hóa đất nước, hợp tác hóa gia cấp nông dân, cách mạng văn hóa) là người sáng lập ra Kế hoạch điện khí hóa toàn Nga (GOELRO), người đề ra chính sách kinh tế (NEP). Năm 1921, chính sách NEP của V. I. Lênin được thông qua tại Đại hội lần thứ X Đảng Cộng sản Nga.
Năm 1922, V. I. Lênin ốm nặng. Trong diễn văn cuối cùng đọc tại hội nghị toàn thể Xô Viết đại biểu thành phố Mátxcơva (ngày 20 tháng Mười một năm 1922), V. I. Lênin tin tưởng rằng thi hành chính sách NEP nước Nga sẽ trở thành một nước xã hội chủ nghĩa. Tháng Chạp năm 1922 đến tháng Ba năm 1922, V. I. Lênin đọc ghi âm lại một số bài báo quan trọng như: Những trang nhật kýBàn về hợp tác hóaBàn về cách mạng của chúng taThà ít mà tốtThư gửi Đại hội.
Ngày 21 tháng Tư năm 1924, V. I. Lênin qua đời ở làng Gorki, gần thủ đô Mátxcơva. Thi hài được lưu giữ trong lăng Lênin trên Quảng trường ĐỏMátxcơva cho tới nay. Tại nước Nga hiện nay, tên của ông được đặt cho 1 tỉnh của Nga (tỉnh Lêningrat (Leningrad), nằm sát cố đô Xanh Pêtecbua (Saint Petersburg), nơi Lênin lãnh đạo thành công Cách mạng Tháng Mười; thành phố quê hương của Lênin thì được đặt tên là Ulianôp (Ulyanovsk) để tưởng nhớ ông (Lênin có họ là Ulianôp)./.
Nguồn: Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Chủ Nhật, 21 tháng 4, 2019

CỤ TỔNG TRỞ LẠI SAU NHỮNG LỜI ĐỒN

Theo dự kiến ngày mai 22/4/2019, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sẽ dự một cuộc họp báo và xuất hiện công khai trên phương tiện thông tin đại chúng sau những lời đồn đoán về tình hình sức khỏe của Cụ.

Và chắc chắn một nhúm người sẽ không thích điều này và sẽ ẳng lên là "người đóng giả", "robot đóng thế", "điệp viên của Trung Quốc", "chủ tịch nước thật đã chết"....!
Nhưng kệ, thực tế luôn là điều chứng minh rõ nhất thay cho mọi tin đồn. Chỉ những kẻ phản bội đất nước, đi ngược lại lợi ích dân tộc mới loan truyền và nói xấu đến sức khỏe của Cụ. Vụ việc Cụ bị chút cảm nắng ở Kiên Giang đã lòi ra một đống dạng này.
Chúc Cụ luôn khỏe mạnh và tiếp tục công cuộc đốt lò vĩ đại, chèo lái con thuyền cách mạng, đưa đất nước tiếp tục đi lên và đạt được nhiều thành tích vinh quang hơn nữa trên con đường xây dựng XHCN ở Việt Nam!!
#gabaothuc
NHÀ BÁO NƯỚC TÔI BÂY GIỜ LÀM GÌ ?
TÔI KỂ BẠN NGHE CÂU CHUYỆN "4 CÂU" CỦA NHÀ BÁO NƯỚC TÔI
Ở nước bạn, Cảnh sát bắn người vi phạm pháp luật thì nhà báo của chúng tôi sẽ viết tiêu đề rất nhẹ nhàng. Nhưng, Công an nước tôi gô cổ, đấm vài phát, nổ phát súng chỉ thiên hoặc bắn chết thằng tội phạm thì nhà báo nước tôi lại ẲNG lên với điệp khúc CÔNG AN ĐÁNH DÂN, PHÁT SÚNG ĐÓ KHÔNG PHẢI DÀNH CHO DÂN?
Ở nước bạn, Cảnh sát cứu được người, hoặc điều tra ra vụ án gì đó sẽ được vinh danh, khen thưởng và dĩ nhiên dưới ngòi bút sắc sảo của các nhà báo nước tôi sẽ ca ngợi các bạn hết lời. Ngược lại, Công an nước tôi phá vụ án giết người với một đường dây phức tạp, mới khen thưởng một tí thì nhà báo Việt Nam chê bai và chửi bới, rồi giật tít câu view, câu like, câu share nhằm mục đích CÂU TIỀN. Và rất nhiều điều khác mà nó giống như bề nổi của tảng băng chìm. Hoặc vài ví dụ nếu như có một đám cháy nào đó mà Công an được khen thưởng thì tôi dự rất nhiều nhà báo và trang báo sẽ đưa tin theo kiểu tôi viết ở dưới, cụ thể:
"Tại sao có thể khen thưởng Công an trên nỗi đau tinh thần của người Công giáo".
"Thuế của dân đóng cho lực lượng Công an làm nhiệm vụ, vậy sao phải khen thưởng?"
Đó là 2 tít điển hình, chỉ cần với hai cái tít này thôi là một thằng nhà báo có thể ăn đủ hai tháng trời mà không cần làm việc. Những kiểu nhà báo như vậy ở nước tôi nhanh giàu lắm, có lẽ nhà báo các bạn nên học tập nhà báo nước tôi ở điểm đó, bởi lẽ nhà báo viết chỉ để 4 CÂU: CÂU LIKE, CÂU VIEW, CÂU SHARE VÀ CÂU TIỀN.
Chung quy lại thì rất nhiều nhà báo nước tôi có tinh thần tự nhục và bệ đít các bạn.
Tiền mà, có tiền sẽ viết tất cả miễn là cứ giật tít là tiền kiểu gì cũng về, cứ ăn cho ngập cuống họng, no cái dạ dày của mình chứ biết gì nỗi khổ của người khác.
Nhà báo của nước tôi là thế đó./.
Nguồn: hosodietphan

Thứ Năm, 18 tháng 4, 2019

TỔNG BÍ THƯ, CHỦ TỊCH NƯỚC NGUYỄN PHÚ TRỌNG GỬI ĐIỆN MỪNG TRIỀU TIÊN
Theo thông báo của bộ ngoại giao, nhân dịp Kỳ họp lần thứ nhất Hội nghị nhân dân tối cao khóa 14 nước CHDCND Triều Tiên bầu lãnh đạo nhà nước mới, ngày 18/4, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã gửi điện mừng tới Chủ tịch Ủy ban thường vụ Hội nghị nhân dân tối cao Triều Tiên Choe Ryong Hae.

Bộ Ngoại giao cho biết, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi điện mừng tới Thủ tướng Nội các Triều Tiên Kim Jae Ryong; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân gửi điện mừng tới Chủ tịch Hội nghị nhân dân tối cao Triều Tiên Pak Thae Song.

Cùng ngày, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cũng gửi điện mừng tới Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Ri Yong Ho.
Tại phiên họp quốc hội khóa 14 đầu tiên ngày 11/4, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã tái đắc cử vị trí chủ tịch Ủy ban Quốc vụ, cơ quan quyền lực nhất của Triều Tiên. 
Cuộc họp ngày 11/4 cũng bầu ra nhiều vị trí lãnh đạo quan trọng khác tại Bình Nhưỡng. Ông Kim Jae Ryong, một thành viên cấp cao của đảng Lao động Triều Tiên (WPK) sẽ thay ông Pak Jong Ju đảm nhiệm vị trí thủ tướng chính phủ.
Trong khi đó, Phó chủ tịch Ủy ban Quốc vụ Choe Ryong Hae sẽ thay thế ông Kim Yong Nam làm chủ tịch quốc hội, vị trí về mặt ngoại giao được xem là nguyên thủ của Triều Tiên. Ông Kim Yong Nam đã giữ chức vụ này từ năm 1998. Cựu trùm tình báo Triều Tiên Kim Yong Chol cũng được đưa vào Ủy ban Quốc vụ.
Nhiều thành viên quan trọng trong đoàn đàm phán hạt nhân tại hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều vào tháng hai, như Ngoại trưởng Ri Yong Ho và Thứ trưởng Ngoại giao Choe Son Hui cũng được bổ sung vào cơ quan quyền lực này.
Nguồn: Internet

Thứ Tư, 17 tháng 4, 2019

ĐÁP TRẢ PHÁT BIỂU CỦA CÙ HUY HÀ VŨ
"Việc cho tập trung cải tạo hàng trăm nghìn cựu sĩ quan, viên chức Việt Nam Cộng hòa vào các trại cải tạo đó là 1 tội ác. Nếu ai phạm tội thì phải đem ra xử theo pháp luật, dù pháp luật ấy như thế nào và phải có bản án. Chứ còn chuyện cứ đưa đi mà không có bản án, kéo dài hết năm này hết năm kia thậm chí rất nhiều người mất mạng do bị xử bắn, hoặc do rừng thiêng, nước độc, hoặc do ăn đói kém thì những chuyện đấy tôi cho là tội ác".
Đó là những phát biểu của Cù Huy Hà Vũ người được cho là nhà bất đồng chính kiến với chính quyền Việt Nam. Đại diện cho phía bên kia nói về các trại cải tạo của chính phủ mới sau ngày giải phóng.

Nhận xét về vấn đề này, luật sư Ngô Bá Thành cho rằng họ đã hết sức may mắn và được khoan hồng, bởi nếu chính quyền mới học theo quân đồng minh, tổ chức một phiên tòa xét xử tù binh thì sẽ có rất nhiều binh sĩ, sĩ quan Việt Nam Cộng hòa bị tuyên án tử hình với đầy đủ bằng chứng rõ ràng thu được trong hồ sơ quân nhân của họ.

Cải tạo lao động là hình thức giam giữ mà pháp luật một số nước thực hiện đối với một số nhân vật mà chính phủ sở tại kết án với các tội danh như vướng vào các tệ nạn xã hội, có các hoạt động chống chính phủ....

Chính quyền mới cũng phân định rõ công chức làm việc vì đồng lương thì không coi là ngụy và không phải đi cải tạo. Một trong những mục đích của học tập cải tạo là thể hiện chính sách khoan hồng của nhà nước Việt Nam khi họ không đưa các cựu binh ra xét xử tội ác chiến tranh vì nếu đem ra xét xử mức án cho các đối tượng này còn nặng hơn nhiều, nhiều tù nhân sẽ bị tử hình.

Năm 1975 với việc quân đội Việt Nam Cộng hòa tan tác quá nhanh, không kịp tiêu hủy các tài liệu quan trọng Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã nắm trong tay hầu hết tài liệu từ sĩ quan đến anh binh nhì. Trên thực tế trong các báo cáo của Quân lực Việt Nam Cộng hòa rất nhiều hành động có thể được coi là "tội ác chiến tranh" đã được ghi lại như một chiến tích trong sự nghiệp chống cộng. Nếu chính quyền mới lập tòa án để xét xử đối phương thì đó sẽ là bằng chứng để kết tội nhưng chính quyền mới đã không làm như vậy. Một tuyên bố của nhà chức trách đã nói rõ: "Việc tổ chức cho ngụy quân, ngụy quyền và các đối tượng phản động ra học tập, cải tạo thể hiện chính sách nhân đạo của Đảng và nhà nước, có tác dụng phân hóa hàng ngũ bọn phản động, cô lập bọn đầu sỏ ngoan cố, đập tan luận điệu tuyên truyền chiến tranh tâm lý của địch, tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân.

Thứ Ba, 16 tháng 4, 2019

SỐNG KHỎE ĐỂ LÃNH ĐẠO
“Đến giữa năm 1966, sau một chuyến đi địa phương về, Bác bị rối loạn tuần hoàn não, bị liệt nhẹ nửa người bên trái.
Năm 1967, mắt trái của Người bị mờ, có hiện tượng chảy máu đáy mắt, tay trái nắm không được vững, tiếng nói yếu, giọng bị khản. Bác sĩ kiểm tra thấy họng của Bác bị đứt một tia máu nhỏ. Đồng chí Vũ Kỳ đã kể: Vào năm 1967, có hôm Bác cầm cốc nước thì tự nhiên cốc nước rơi vỡ. Anh em nghĩ là có lẽ Bác nhỡ tay. Bác nói với đồng chí Vũ Kỳ không phải nhỡ tay đâu, mình cảm thấy cái tay của mình không điều khiển được".

"Đồng chí Hoàng Hữu Kháng lại kể: Năm 1967, Bác bị đau thần kinh tọa, phải chống gậy đi, nhưng khi làm việc với các đồng chí Trung ương, các đồng chí vẫn không biết Bác bị đau, vì Bác không để lộ ra là mình yếu…"

"Những năm cuối đời, Bác yếu đi nhiều, khi Bác tiếp khách, chúng tôi phải dìu. Bác phải chống gậy, nhưng lúc đến gần địa điểm thì Bác bảo chúng tôi lui ra để Bác tự vào. Hôm Bác đi xem pháo bình bắn tập ở Ba Vì, phải leo lên đồi mới xem được, tôi đưa tay để Bác vịn đi lên, khi lên vẫn không ai biết là Bác mệt. Những ngày cuối Bác còn đến thăm phái đoàn cán bộ mới ở Hội nghị Pari về, cách đó chỉ hai mươi ngày trước khi Bác mất, Bác vẫn vui vẻ, vì vậy mọi người trong đoàn không biết là Bác đã yếu…”.

Trên đây là một trích đoạn trong bài viết về sức khoẻ Bác Hồ, được đăng trên trang điện tử chính thức của Khu di tích Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch”. Cũng giống như mọi người sinh ra trên trái đất, Bác Hồ cũng phải ở trong vòng quy luật sinh – lão – bệnh – tử. Vì nhận thức được quy luật ấy, nên từ khi 75 tuổi, vào dịp sinh nhật, Người đã bắt đầu viết Di chúc “để lại mấy lời”, “phòng khi tôi phải đi theo các cụ Các Mác – Lê Nin”.

Những năm tháng cuối đời, Bác Hồ vẫn miệt mài làm việc, nhưng vì lo cho sức khoẻ của Bác, nên các đồng chí trong Bộ Chính trị có ý dành nhiều thời gian cho Bác nghỉ, tránh báo cáo với Bác nhiều công việc, đặc biệt là các công việc, sự kiện có thể gây xúc động lớn, đột ngột đối với Người.

Phát biểu nhậm chức trước Quốc hội, Quốc dân, ngày 23-10-2018, tân Chủ tịch nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: “Trình độ, năng lực, hạn chế của tôi là rất rõ. Sự hiểu biết không đáp ứng được yêu cầu. Thực tình là rất lo. Trong khi đó tuổi tác thì đã lớn rồi. Bác Hồ cũng đã nói rồi, tuổi càng cao, sức khỏe càng thấp, điều đó không có gì lạ. Tôi luôn chuẩn bị sẵn tinh thần”.

Nếu như phần nhận về “trình độ, năng lực” là sự khiêm tốn của người Lãnh đạo có uy tín, thì phần đề cập đến sức khoẻ là rất chân thành. Đấy cũng là lẽ thường tình.

Những ngày vừa qua, khi có thông tin về việc Tổng Bí thư, Chủ tịch nước bị mệt trong chuyến đi công tác, tôi có viết tút, nói rất rõ rằng kính mong bác Trọng khoẻ và đồng thời mong Bác sớm được nghỉ ngơi. Trong tus này, tôi cũng có thêm một mong mỏi nữa, là đất nước có thể chế tốt để dựa vào, tránh tình trạng phải dựa vào một cá nhân lãnh đạo.

Mong muốn ấy, cũng như tôi từng mong ông bà bố mẹ tôi không phải lao lực khi tuổi cao, sức yếu.

Bất cứ ai theo dõi tình hình đất nước trong thời gian qua thì cũng đều biết rằng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phải chỉ đạo, điều hành với khối lượng công việc vô cùng lớn, hết sức căng thẳng. Với một người đã cao tuổi (bằng tuổi Bác Hồ khi Người bắt đầu soạn Di chúc), thì khối công việc to lớn ấy là một gánh nặng.
Nguồn: Lê Kiên

Thứ Ba, 9 tháng 4, 2019

VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT KHÔNG THỂ ĐỨNG NGOÀI CHÍNH TRỊ
Thời gian qua, nhất là những năm gần đây, một số người biến chất hoạt động trên lĩnh vực văn học, nghệ thuật đã lớn tiếng kêu gọi và đòi văn học, nghệ thuật không phụ thuộc vào sự lãnh đạo của Đảng, đứng ngoài chế độ chính trị hiện hành (cho dù chính chế độ này đã mang lại cho họ những giá trị đích thực và họ đã, đang được hưởng). Vì thế, họ ra sức truyền bá các tác phẩm văn học, hội họa, những chương trình ca nhạc, phim ảnh có nội dung chống chế độ xã hội chủ nghĩa, phủ nhận thành quả của cách mạng, phủ nhận chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Họ đề cao, cổ súy một số tác phẩm của những văn nghệ sĩ cực đoan, quá khích. Thậm chí, họ còn cho rằng, những tác phẩm này đã tạo nên “luồng gió mới” trong lĩnh vực báo chí, văn học, nghệ thuật nước ta và đã “tiên phong” thoát ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng, thể hiện đúng tinh thần “văn nghệ mở”. Bên cạnh đó, một số kẻ đã cố tình bôi nhọ, đả kích các nhân vật, các nhà phê bình văn học có quan điểm chính thống; xuyên tạc cho rằng họ là những “bồi bút” cho Đảng, “con rối” trên diễn đàn văn chương, v.v. Điển hình là nhóm tự xưng “Ban vận động Văn đoàn Việt Nam độc lập”.

Nguồn: Võ Khánh Linh