Thứ Ba, 2 tháng 4, 2024

 ĐÚNG NGƯỜI, ĐÚNG TỘI
“Một con sâu không thể làm rầu nồi canh”, một trường hợp vi phạm không thể đánh đồng hết cả chế độ. Trường hợp nào vi phạm thì xử lý nghiêm với trường hợp đó, người tài vẫn ở đó sẵn sàng cống hiến vì đất nước Việt Nam để hướng tới mục tiêu xây dựng hệ thống chính trị, cán bộ, đảng viên thực sự trong sạch, vững mạnh, trở thành người làm chủ nước nhà, ngăn ngừa và đấu tranh làm thất bại các âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch chống phá lật đổ chính quyền.


Mặc dù có được độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ nhưng nước ta vẫn còn tồn tại nhiều tiềm ẩn nhiều nguy cơ, các “căn bệnh” mà Bác Hồ đã cảnh báo, trong đó nguy hiểm nhất là “căn bệnh” mà cán bộ, đảng viên nhiễm phải so với những biểu hiện về sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ cán bộ, đảng viên hiện nay. Trong thời gian qua, để thể hiện tính pháp chế xã hội chủ nghĩa, những cán bộ, đảng viên vi phạm dù tội lớn hay nhỏ đều đã bị pháp luật thẳng tay trừng trị, như lời Bác Hồ dạy: “Nếu làm gương không xong thì sẽ dùng pháp luật mà trị”.

Qua đó không chỉ xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên chính quy, tinh nhuệ, trong sạch, hiện đại mà còn góp phần bảo vệ vững chắc chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trước sự chống phá của các thế lực thù địch, đảm bảo sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ đó đưa nước ta hướng tới xây dựng trở thành một đất nước thực sự giàu mạnh, trong sạch, văn minh, tiến lên một xã hội tiến bộ, không còn sự phân chia, phân biệt giàu nghèo, giai cấp, mọi người đều bình đằng, chung sống hoà bình, yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Đó vừa là mục tiêu của Đảng, Nhà nước, vừa là nguyện vọng chung của toàn thể Nhân dân Việt Nam.

< Nguyễn Anh >

Thứ Hai, 1 tháng 4, 2024

 LAN TỎA NHỮNG HÌNH ẢNH ĐẸP, ĐÁNG TRÂN TRỌNG
Ở tuổi 62, độ tuổi đang cần được phụng dưỡng, nghỉ ngơi thì Bác sỹ Phạm Minh Trường (GĐ Bệnh viện TW Huế) vẫn tần tảo giúp đỡ miễn phí người bệnh nghèo. Quả dó là điều đáng trân trọng, xứng đáng được tri ân, lan tỏa.


Bức ảnh được lan truyền trên mạng về bác sĩ Trường ngủ gật trên sàn hành lang BV, vẻ mệt mỏi nhưng khuôn mặt vẫn rạng rỡ đã khiến nhiều người cảm phục và lan tỏa về tình yêu thương và trách nhiệm của người Bs.

Hành trình điều trị cho 42 bệnh nhân bị đục thủy tinh thể tại Trung tâm y tế huyện A Lưới không chỉ là một nhiệm vụ chuyên môn, mà còn là biểu hiện của tinh thần nhân văn và trách nhiệm xã hội. Không chỉ dừng lại ở đó, trước đó 1 ngày, BS cùng đồng đội đã khám cho hơn 500 bệnh nhân, một con số ấn tượng chứng tỏ tinh thần phục vụ cao cả của ông và đội ngũ y bác sĩ.

Nhìn vào bức ảnh đầy ý nghĩa này, chúng ta không chỉ thấy sự nghiệp y khoa là một sứ mệnh cao cả, mà còn cảm nhận được tình người và tinh thần hy sinh của các bác sĩ. Họ là những người hùng trong cuộc sống hàng ngày, luôn sẵn sàng đưa ra tất cả để chữa trị và chăm sóc cho sức khỏe cộng đồng.

Cảm ơn các Bs đã hết sức tận tình, chu đáo, hãy lan tỏa bức ảnh đẹp, đầy trách nhiệm này.

<Niềm Tin>

Thứ Năm, 28 tháng 3, 2024

 Con át chủ bài
Nhân quyền - hiểu theo một cách nôm na nhất, đó là quyền con người. Nói đến nhân quyền, có thể khẳng định, rất ít quốc gia trên thế giới bảo đảm tốt, đầy đủ và chu đáo như Việt Nam. Từ khi mới lập quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Nước ta là nước dân chủ, bao nhiêu quyền lực đều của dân, bao nhiêu lợi ích đều ở nơi dân. Và chúng ta dành hẳn một chương trong Hiến pháp 2013 để hiến định về quyền con người. Ấy vậy mà, không hiểu do bản năng, do xuyên tạc nhiều thành quen hay do ghen ăn tức ở mà các thế lực thù địch, phản động lại rất hay chĩa mũi dùi cắn xé, đâm chọc, dựng chuyện, bịa đặt về tình hình nhân quyền của Việt Nam.


Nhất cử, nhất động của Việt Nam liên quan đến lĩnh vực nhân quyền đều nằm trong tầm ngắm của các thế lực thù địch, chỉ chờ có cơ hội là chúng chồm lên cắn xé, ngay cả khi Việt Nam tái ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền (HĐNQ) Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2026-2028, chúng cũng không tha. Trên mạng xã hội và các phương tiện thông tin hải ngoại, chúng liên tục lên án, vu cáo, sỉ nhục, phủ nhận những nỗ lực, cố gắng và thành tựu trong việc bảo đảm nhân quyền của Đảng, Nhà nước. Chúng cho rằng: “Báo cáo của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Right Watch) công bố hôm 12-1-2024 tóm tắt tình hình nhân quyền của Việt Nam năm 2023 bằng từ “u ám”. Ngoại trưởng Mỹ thì nói rằng Việt Nam sẽ bị đưa vào danh sách theo dõi đặc biệt về tự do tôn giáo. Những điều đó chưa đủ nhục nhã hay sao mà còn chai mặt xin tái ứng cử thành viên HĐNQ Liên hợp quốc nữa?”.

Thật nực cười! Việc Việt Nam tái ứng cử đã thể hiện vị thế, uy tín quốc tế trên trường quốc tế rất cao; khẳng định những đóng góp to lớn của Việt Nam khi là thành viên HĐNQ Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025. Tham dự phiên họp cấp cao khóa 55 HĐNQ Liên hợp quốc ngày 26-2-2024, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết, trong năm 2023, kinh tế Việt Nam đạt tăng trưởng trên 5%, với tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống 3%, đồng thời tiếp tục dành trung bình hằng năm khoảng 3% tổng sản phẩm quốc nội cho bảo đảm an sinh xã hội. Năm 2023, Việt Nam xuất khẩu hơn 8 triệu tấn gạo, góp phần bảo đảm an ninh lương thực cho hàng triệu người ở nhiều khu vực trên thế giới. Bộ trưởng cũng chia sẻ Việt Nam đã thực hiện gần 90% số khuyến nghị nhận được năm 2019 trong Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (viết tắt là UPR)(1). Thành tích, đóng góp, cống hiến đó của Việt Nam đương nhiên phải được Liên hợp quốc, HĐNQ và các quốc gia thành viên Liên hợp quốc ghi nhận, công nhận, đánh giá cao thì chúng ta mới có thể tự tin vận động họ bỏ phiếu bầu chúng ta vào HĐNQ Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2026-2028 chứ? Thử hỏi, nếu chúng ta không bảo đảm tốt nhân quyền cho người dân Việt Nam, không hoàn thành tốt vai trò thành viên HĐNQ Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025 thì chúng ta có dám tự tin, vận động các nước ủng hộ ta làm thành viên HĐNQ Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2026-2028 không? Đương nhiên là không rồi! Cái chân lý đó, thiết nghĩ những học sinh cấp 1, cấp 2 cũng hiểu được, cớ đâu bọn phản động, thù địch lại không hiểu?

Việt Nam hiện là một quốc gia hòa bình, ổn định, không có chiến tranh, không có xung đột sắc tộc, tôn giáo, không có bạo lực tràn lan, mọi người dân được phép làm những việc pháp luật không cấm. Cuộc sống ngày càng ấm no, đời sống vật chất, tinh thần ngày càng phát triển. Các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tôn giáo được Nhà nước tôn trọng và bảo đảm. Chúng ta đã và đang tập trung tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc trong công tác tư pháp nhằm nâng cao chất lượng xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật. Việt Nam đã và đang nỗ lực bảo đảm việc độc lập xét xử của tòa án, quyền được xét xử công bằng và theo đúng trình tự, phù hợp với chuẩn mực quốc tế; xem xét sửa đổi, bổ sung một số luật phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam như việc sửa đổi Luật Trẻ em; nghiên cứu xây dựng dự thảo Luật Phòng, chống mại dâm; quy định cụ thể định nghĩa quấy rối tình dục trong Bộ luật Lao động 2019...

Song song đó, Việt Nam cũng thực hiện tốt chính sách đối với người có công, bảo đảm an sinh xã hội; quan tâm chăm lo, trợ giúp các đối tượng yếu thế, nhất là người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em hoàn cảnh đặc biệt. Chất lượng dân số từng bước được cải thiện, tuổi thọ trung bình ngày một tăng. Mạng lưới y tế cơ sở tiếp tục được duy trì rộng khắp trong cả nước, trong đó có vùng biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Ngân sách nhà nước chi cho giáo dục, đào tạo được ưu tiên hàng đầu (tối thiểu 20%) trong tổng chi ngân sách; tạo điều kiện để người dân được học liên tục mọi nơi, học suốt đời theo nhiều hình thức khác nhau. Nước sạch và vệ sinh môi trường vùng nông thôn luôn được quan tâm và ưu tiên trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chúng ta cũng đã đạt những thành tựu đáng ghi nhận trong tăng cường tiếp cận thông tin rộng khắp của người dân, nhất là người dân vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, biên giới, hải đảo; thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước hiệu quả với các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Đồng thời ban hành nhiều quy định nhằm bảo vệ nhà báo và phóng viên trước mọi hình thức phân biệt đối xử và bạo lực; tạo điều kiện tốt nhất cho các tổ chức tôn giáo hợp pháp được thành lập, hoạt động và phát triển. Quan tâm bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương; thực hiện tốt nghĩa vụ, cam kết quốc tế về quyền con người; tăng cường giáo dục về quyền con người trong các tầng lớp nhân dân. Thế thì, nói Việt Nam: “Hễ ai không cùng tiếng nói, phản biện xã hội trái ngược với ý kiến lãnh đạo, hoặc các hoạt động dân chủ nhằm để chính phủ chịu lắng nghe tiếng nói người dân, là bị bắt bỏ tù hết sạch” có công tâm, khách quan? Hay là kiểu hậm hực, tức tối, mù quáng, quy chụp trắng trợn?
Tóm lại, nhân quyền vẫn luôn là con át chủ bài được các thế lực thù địch, phản động sử dụng để chống phá Việt Nam. Nhưng, như ngạn ngữ Tây Ban Nha có câu: Mặc tiếng chó sủa, đoàn lữ hành vẫn tiếp tục bước. Thế nên, dù có rắp tâm chống phá thì thành tựu nhân quyền của Việt Nam vẫn rất to lớn, được quốc tế ghi nhận, đánh giá cao, là cái tát vả thẳng mặt các thế lực thù địch.

(1) UPR là một cơ chế của HĐNQ Liên hợp quốc. UPR định kỳ kiểm tra hoạt động nhân quyền của tất cả 193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc. Cơ chế này nhằm bổ sung, không trùng lặp với hoạt động của các cơ chế nhân quyền khác, bao gồm cả các cơ quan điều ước nhân quyền của Liên hợp quốc. Đây là cơ chế nhân quyền quốc tế đầu tiên giải quyết vấn đề nhân quyền ở tất cả quốc gia và tất cả quyền con người. Nhóm làm việc về UPR, bao gồm 47 quốc gia thành viên của HRC và do Chủ tịch HRC chủ trì, tiến hành việc rà soát một quốc gia.

Thứ Tư, 27 tháng 3, 2024

 Lại là cái tiêu chuẩn kép
Trong tác phẩm “Đaghextan của tôi” của Raxun Gamzatov, nhân vật Abutalip nói: “Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác”. Là một dân tộc luôn phải đấu tranh chống lại các cuộc xâm lăng của ngoại bang nên lịch sử Việt Nam là lịch sử được viết bằng máu và nước mắt của cả dân tộc. Thế nên, người Việt Nam không khi nào và không bao giờ cho phép mình được lãng quên lịch sử. Quan điểm của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta là gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai để biến thù thành bạn.


Thế nhưng, các thế lực thù địch, phản động lại cố tình khơi lại mối hận thù giữa dân tộc ta, nhân dân ta với các quốc gia trước đây từng là kẻ thù như Hoa Kỳ, Trung Quốc. Trong bài viết: “Vợ Tập Cận Bình từng hát cổ vũ lính Trung Quốc xâm lược biên giới Việt Nam”, tổ chức khủng bố Việt Tân lại đưa ra những nhận định, đánh giá rất tiêu cực, mang đậm dấu ấn tiêu chuẩn kép của bọn quan thầy phương Tây: “Năm 1984, Bành Lệ Viện đã đến núi Lão Sơn phía Trung Quốc, trận địa đối đầu với mặt trận Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang của Việt Nam để hát cổ vũ cho quân đội Trung Quốc xâm lược Việt Nam. Hàng ngàn chiến sĩ và người dân vô tội đã ngã xuống để bảo vệ vùng đất biên viễn này. Thế mà hiện nay Đảng Cộng sản Việt Nam và chính quyền Việt Nam vẫn vui mừng chào đón Bành Lệ Viện trong chuyến thăm của Tập Cận Bình sang Việt Nam tháng 12-2023 như không có chuyện gì xảy ra”. Thật là một luận điệu tuyên truyền nhạt nhẽo, kém trí tuệ.

Đương nhiên, chúng ta không khi nào và không bao giờ quên được những tội ác mà quân xâm lược Trung Quốc đã gây ra cho nhân dân ta vào tháng 2-1979. Tuy nhiên, không quên không có nghĩa là lúc nào cũng ôm mối hận thù trong lòng, lúc nào cũng coi nhau như kẻ thù để sẵn sàng lao vào hơn thua, tàn sát lẫn nhau. Chúng ta không được phép lãng quên lịch sử, nhưng như thế không có nghĩa chúng ta phải “thoát Trung”, “bài Hoa” một cách cực đoan, ấu trĩ vô tội vạ! Tùy thời cuộc, các mối quan hệ ngoại giao, tình hình thế giới, khu vực và nội lực của đất nước để chúng ta đưa ra đường lối, chiến lược, sách lược ngoại giao của mình. Trong giai đoạn hiện nay, việc khép lại quá khứ, hướng tới tương lai là một chủ trương vô cùng đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta. Như Hoa Kỳ, Nhật Bản hay Pháp từng là kẻ thù của chúng ta, chúng ta chắc chắn sẽ không quên những gì mà họ đã làm trên đất nước ta, với dân tộc ta. Nhưng hiện nay, để huy động tối đa các nguồn ngoại lực nhằm phát triển đất nước, trong ngoại giao quốc tế, chúng ta phải hạn chế đề cập về quá khứ, về những chuyện đã qua, trở thành dĩ vãng. Cứ mải mê vịn vào quá khứ, chấp nhặt những chuyện cũ mà “ăn vạ” kiểu Chí Phèo thì còn ai dám bắt tay hợp tác làm ăn với mình nữa? Cảnh giác với Trung Quốc là tốt, nhưng đừng quá u mê, điên cuồng bất chấp tất cả như những gì bọn phản động, thù địch đang tuyên truyền, rêu rao. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta, cứ mỗi dịp kỷ niệm 17-2 hằng năm, vẫn đến nghĩa trang liệt sĩ ở các tỉnh biên giới phía Bắc để viếng thăm và dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Báo chí cũng đồng loạt đưa tin về sự kiện ngày 17-2, cho thấy, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn khắc ghi và nhắc nhở các thế hệ sau phải tưởng nhớ, tri ân những cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang và nhân dân biên giới phía Bắc đã anh dũng chiến đấu, hy sinh để bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc.

Chắc có lẽ thói xu nịnh đã ăn vào máu nên Việt Tân cũng bị nhiễm cái tiêu chuẩn kép của quan thầy mình. Mải mê điên cuồng chống phá Tổ quốc nên đầu óc chúng đã bị u mê. Không riêng gì Trung Quốc, không riêng gì bà Bành Lệ Viện - phu nhân của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình, sau khi Việt Nam và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ ngoại giao vào năm 1991, chúng ta đã đón tiếp nhiều nhà lãnh đạo, các tướng lĩnh Trung Quốc từng trực tiếp tham gia cuộc chiến tháng 2-1979 như Lương Quang Liệt, Thường Vạn Toàn. Với quan điểm gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai, chúng ta cũng đã có các cuộc tiếp đón rất trọng thị đối với các vị lãnh đạo, các cựu binh Hoa Kỳ từng trực tiếp tham chiến tại Việt Nam, điển hình là John McCain. Đó chính là tư tưởng nhân đạo, nhân văn của Việt Nam: Lấy chí nhân để thay cường bạo, lấy đại nghĩa để thắng hung tàn của ông cha ta. Việt Nam ta rất anh hùng bất khuất trong chiến đấu, song lại rất đỗi thân thiện, chân tình, hiền lành trong cuộc sống: Đất nghèo nuôi những anh hùng/Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên/Đạp quân thù xuống đất đen/Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa.

Thế thì, đâu chỉ riêng Trung Quốc, đâu chỉ riêng bà Bành Lệ Viện mà Việt Nam luôn có thái độ hòa nhã, trọng thị như thế đối với tất cả cựu thù của mình nếu như họ có thiện chí, thực tâm muốn là bạn, là đối tác tin cậy của Việt Nam, với mong muốn: Tất cả cùng thắng trên con đường xây dựng và phát triển đất nước, chăm lo hạnh phúc cho nhân dân.

Thứ Hai, 25 tháng 3, 2024

 Tất cả cùng thắng
2023 là một năm rất thành công của công tác đối ngoại Việt Nam. Đây còn là “điểm sáng nổi bật” trong bức tranh Việt Nam năm qua: “Rất đẹp, rất sinh động và có sức hấp dẫn cao”, thể hiện rõ nét trường phái ngoại giao “cây tre Việt Nam”. Với tinh thần “Đổi mới, sáng tạo, linh hoạt, chủ động, tích cực, hiệu quả”, ngành ngoại giao Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu quan trọng, khẳng định vị thế quốc tế của đất nước, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.


Năm qua, lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước ta đã có 22 chuyến thăm các nước láng giềng, đối tác quan trọng, bạn bè truyền thống và 28 chuyến thăm của nguyên thủ, lãnh đạo cấp cao các nước đến Việt Nam, cùng với đó là hàng trăm cuộc gặp cấp cao giữa lãnh đạo nước ta với lãnh đạo các nước tại diễn đàn, hội nghị quốc tế. Trong số đó, có những chuyến thăm mang ý nghĩa lịch sử, như chuyến thăm cấp Nhà nước tới Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã làm sâu sắc hơn quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc và nâng cấp lên quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Hoa Kỳ. Việt Nam hiện có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với 6 nước, gồm Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Hoa Kỳ. Mới đây, ngày 7-3-2024, Thủ tướng hai nước Việt Nam - Australia đã ra tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện, qua đó khẳng định “chưa bao giờ đất nước ta có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.

Cũng chính vì lẽ đó, các thế lực thù địch, phản động lại giở thói “ghen ăn tức ở”, “chọc gậy bánh xe” nhằm hạ thấp uy tín của Đảng và Nhà nước ta. Trên trang mạng xã hội “Tập hợp dân chủ đa nguyên” có bài viết: “Những điều vô lý kỳ cục trong chính sách đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam” với những luận điệu đi ngược lại chính sách vì lợi ích quốc gia - dân tộc, cố tình xuyên tạc, bóp méo chính sách đối ngoại của Việt Nam hòng phá hoại công cuộc hội nhập, phát triển đất nước của chúng ta. Mở đầu, chúng cho rằng “chính sách ngoại giao cây tre là một thứ ngoại giao đáng khinh, bất chấp lẽ phải, không có bạn, chỉ kiếm lợi”(?). Luận điệu này đã bộc lộ rõ bộ mặt thật, âm mưu phá hoại, tư tưởng chống đối, gây chia rẽ, kỳ thị, xuyên tạc đường lối ngoại giao của chúng. Trong khi vào tháng 1-2024, tại Hội nghị thường niên lần thứ 54 Diễn đàn Kinh tế thế giới Davos (WEF Davos 2024), khi được hỏi về cơ hội của Việt Nam trong quá trình dịch chuyển chuỗi cung ứng, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã thẳng thắn trả lời: Đó là xu thế tất yếu dựa trên quy luật về cạnh tranh, quy luật cung - cầu. Thủ tướng cũng nhấn mạnh: Các nước chỉ có thể duy trì sự phát triển bền vững khi lựa chọn cách tiếp cận “cùng thắng”, tôn trọng sự lựa chọn của mỗi quốc gia, xây dựng lòng tin dựa trên sự chân thành, đoàn kết và cân bằng lợi ích. Đó cũng chính là định hướng lớn trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam, không hề “đáng khinh” như bọn chúng rêu rao! Để chứng minh điều đó, hãy cùng điểm qua một số thành tựu của Việt Nam:

Trước hết, Việt Nam đã tham gia hầu hết các hiệp định thương mại quốc tế, trong đó có nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, như: Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)… Kế đến, Việt Nam có quan hệ ngoại giao chính thức với 193 quốc gia, vùng lãnh thổ (gồm 192/193 nước thành viên Liên hợp quốc). Đảng ta thiết lập quan hệ với 247 chính đảng ở 111 quốc gia. Quốc hội Việt Nam có quan hệ với quốc hội, nghị viện của hơn 140 nước. Các tổ chức hữu nghị nhân dân có quan hệ với 1.200 tổ chức nhân dân, phi chính phủ nước ngoài. Việt Nam cũng là thành viên tích cực, có trách nhiệm của hơn 70 tổ chức, diễn đàn quốc tế quan trọng. Chỉ tính riêng năm 2023, chúng ta chứng kiến những sự kiện quốc tế tích cực, đó là chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Trung Quốc; Việt Nam - Hoa Kỳ nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững; cùng với đó là chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ngay sau Đại hội XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Đó là những dấu ấn lịch sử quan trọng trong công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta. Thế nhưng, trang tin “Tập hợp dân chủ đa nguyên” còn bịa đặt, công kích rằng thực chất Đảng ta không theo “ngoại giao cây tre” mà chọn chia sẻ tương lai chung với Trung Quốc, lệ thuộc vào Trung Quốc. Nên nhớ rằng, Việt Nam và Trung Quốc đang tập trung xây dựng quan hệ hữu nghị, hợp tác, bình đẳng, cùng có lợi giữa hai nước trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nhau. Nhìn lại những năm qua, từ khi hai nước thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc đã không ngừng mở rộng, ngày càng đi vào chiều sâu thực chất trên tất cả lĩnh vực. Bên cạnh đó, Việt Nam không phải là quốc gia duy nhất thiết lập mối quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. 4 đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc là Mỹ (327,2 tỷ USD), Nhật Bản (157 tỷ USD), Hàn Quốc (153,4 tỷ USD) và Australia (116,1 tỷ USD). Năm 2023, kim ngạch thương mại Nga - Trung Quốc đạt 114,5 tỷ USD đánh dấu mức tăng 40,6% so với năm 2022 và lần đầu tiên đưa Nga vào danh sách 5 đối tác thương mại hàng đầu của Trung Quốc. Những năm gần đây, các địa phương ở Trung Quốc đưa vào vận hành và khai thác nhiều tuyến đường sắt liên vận kết nối với châu Âu, phát huy hiệu quả trong việc thúc đẩy trao đổi thương mại giữa hai bên. Tháng 11-2023, Trung Quốc và Uruguay đã tuyên bố nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác chiến lược toàn diện. Điều này cho thấy, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, khát vọng chung của toàn nhân loại. Chính vì vậy, không thể nói, cứ hợp tác với Trung Quốc là “lệ thuộc”!

Những thành tựu đã đạt cũng như thực tiễn sinh động về hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng là minh chứng rõ ràng nhất cho đường lối “ngoại giao cây tre” để bác bỏ các luận điệu xuyên tạc, bóp méo chính sách đối ngoại của Việt Nam mà các thế lực thù địch rắp tâm chống phá.
 Vì sao Viện Kiểm sát đề nghị giảm án cho các bị cáo vụ Tân Hoàng Minh?
Việc Viện kiểm sát nhân dân Tp Hà Nội đề nghị giảm án cho tất cả các bị cáo vụ Tân Hoàng Minh đang trở thành một cái cớ để một số kẻ đăng đàn phản đối, nêu thêm vấn đề. Họ cho rằng dư luận quần chúng và đồng bào không đồng tình đề xuất biện pháp khắc phục hậu quả bằng tiền mặt để giảm án hình sự trong xét xử các vụ án tham nhũng, và kinh tế và đặt ra câu hỏi: “Tại sao không kết án và buộc bị can phải trả lại tài sản phạm tội?”.


Nhưng đám người này gần như ngay lập tức sẽ bế tắc khi được hỏi dư luận được nói đến là ai? Hay đó chỉ là một đại từ phiếm chỉ, được nói nhiều nhưng khi yêu cầu chỉ ra thì bế tắc không biết xác định cụ thể là ai. Điều đó chỉ lừa được người nhẹ dạ, cả tin và không thèm suy xét thôi.

Lâu nay, xung quanh những vụ án, thậm chí đại án tham nhũng, điều dư luận và quốc dân đồng bào cần biết và quan tâm hơn cả vẫn là việc thu hồi số tài sản do tham ô, tham nhũng mà có hoặc tài sản nhà nước bị thất thoát, mất đi. Và cũng chính từ nền tảng này và trên cơ sở yêu cầu truy thu tài sản nhà nước nên hệ thống pháp luật tại Việt Nam (nhiều nước trên thế giới cũng thực hiện tương tự) là cho phép các bị cáo được nộp tiền khắc phục hậu quả và xem đây là một tình tiết quan trọng để được xem xét giảm án. Quy định này một mặt như đã nói, sẽ góp phần thu về nhiều hơn số tiền đã bị chiếm đoạt, tham nhũng, đồng thời thể hiện được tính nhân văn, nhân đạo của nhà nước ta. Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người quay lại.

Trong khi đó, việc cứ thế mà kết án, không có một cơ chế để các bị cáo có động lực để tự nguyện nộp lại số tiền đã bị chiếm đoạt sẽ chỉ giải quyết được một chiều, một bên của vấn đề. Một khi đã bị tuyên kịch khung, hết án thì nhiều kẻ sẽ sẵn sàng tử thù, giữ số tiền đó cho vợ con, người thân tiêu xài chứ không bao giờ nộp lại. Và suy cho cùng chủ thể chịu thiệt hại vẫn là nhà nước, và sâu xa là nhân dân.

Cũng nói luôn, dù nói là được đề nghị giảm án nhưng kỳ thực thời gian được giảm đó không hề nhiều nhưng cái được khi thực hiện lại không hề nhỏ chút nào! Hãy tỉnh thức và biết đâu là điều có lợi, có hại trước khi phát ngôn.