Chủ Nhật, 8 tháng 11, 2020

BẢN LĨNH NỮ CÔNG ANLÀM NÓNG NGHỊ TRƯỜNG

 

Mấy hôm nay, nghị trường thật sự nóng khi đại biểu Ksor H’Bơ Khăp (38 tuổi, tên thường gọi Ksor Phước Hà), dân tộc Gia Rai, Trung tá, Trưởng Công an thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai, Ủy viên Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, đứng lên chất vấn.

Bà là con gái của ông Ksor Phước, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc của Chính phủ Việt Nam (2002-2007). Có truyền thống mẫu hệ. Bà còn là trưởng họ nên có tính quyết đoán. Bà đã không tránh né, không ngại va chạm khi chất vấn 2 bộ trưởng.

Với ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT bà truy “làm gì có rừng tự nhiên tăng lên, các ông đang nhập nhằng đất trồng cây lâm nghiệp đất rừng phòng hộ 327 với rừng tự nhiên. Nên nhớ khoa học đã chỉ ra rừng đặc chủng như vậy có tác dụng rất ít trong chống lũ bão lụt sạt lở và cải thiện chất lượng không khí, bởi nó ít tán ít tầng.”



Còn với ông Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Công thương, nữ Trung tá Công an nói thẳng: “Bây giờ điện năng lượng, pin năng lượng tràn lan. Sau này pin đó dùng để làm gì? Dùng để nướng bò một nắng hay sao, vì vùng lòng chảo của chúng tôi có đặc sản là bò một nắng, heo một nắng. Thế những tấm pin đó sẽ xử lý thế nào, đưa lên mặt trăng hay dùng để tiếp tục làm món đặc sản bò một nắng?”. Các ông đùn trách nhiệm sang cho bên doanh nghiệp, rồi sau họ chôn giấu hay lén xả thải thì dân lại chịu.”

Tháng 6/2017 cũng bằng những ngôn từ đanh thép, hình tượng, bà đã lên án việc phá rừng, làm thủy điện. Nữ Trung tá Công an chua chát: “Hiện nay mỗi năm cả nước xảy ra 7.000 vụ phá rừng, 20.000 vụ vận chuyển chế biến lâm sản trái phép, đây là con số công khai.
Cùng với sự phát triển vượt trội về kinh tế, phát triển cây công nghiệp với bạt ngàn cao su, bạt ngàn cà phê, xây dựng thương hiệu thế giới về hồ tiêu.

Hàng loạt những công trình thủy điện lớn, nhỏ, trải dài theo những khe suối, con sông, với việc xả lũ đúng quy trình cho con trâu, con bò được trèo lên ngọn cây, mái nhà để chiêm ngưỡng. Vậy nên tôi đề nghị chấm dứt không cho xây dựng các công trình thủy điện nữa.

Thưa Quốc hội, nói đến rừng chúng ta không chỉ đang nói đến những thân cây to và tán lá rộng mà ta nói đến hệ sinh thái thảm thực vật, các sinh vật đang ngày đêm tìm cách sinh tồn dưới sự truy sát của con người.


Trong khi đó con người chúng ta cũng đang vật vã, hổn hển, khi một người trưởng thành phải hít khoảng 6 triệu tấn oxy mỗi năm, vậy sẽ tìm đâu ra khi nhà nhà điều hòa, xe máy, ô tô, cao su trồng tràn mọi vùng, miền?

Chúng ta không thể phủ xanh đồi trọc bằng cây cao su vì nó chiếm O2 và thải ra CO2, không con gì có thể tồn tại trong rừng cao su.
Tây nguyên đang ngày càng bị sa mạc hóa. Không những rừng bị tàn phá nặng nề mà đến đất rừng cũng bị đào bới mang đi. Theo Luật Đất đai thì bị phạt hành chính.

Đất rừng mà còn bị mang đi bán thì trồng rừng bằng niềm tin hay sao? Ta có nên gọi diện đối tượng này là địa tặc hay không? Tôi đề xuất cần phải xử lý việc lấy đất rừng cũng như xử lý đối với cây rừng”.

Previous Post
Next Post

post written by:

0 nhận xét: