Thứ Ba, 7 tháng 4, 2020

VIỆT NAM GỬI CÔNG HÀM PHẢN ĐỐI TRUNG QUỐC ĐẾN LIÊN HỢP QUỐC!



@Hoa Xuân

Trong khi nhân dân cả nước đang thực hiện những biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 thì Trung Quốc lại lén lút thực hiện các hành vi xâm phạm chủ quyền của Việt Nam. Những hành động của Trung Quốc không chỉ dừng lại ở việc xây dựng trái phép trên Biển Đông mà còn tiến hành các hoạt động tấn công, gây hấn với các tàu thuyền của các nước khác. Điển hình như trường hợp, tàu cá Trung Quốc cố tình đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam vào ngày 02/4/2020 vừa qua.

Trước những hành động coi thường luật pháp quốc tế, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc vừa gửi công hàm lên Tổng thư ký Liên Hợp Quốc phản đối lập trường của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông.

Theo đó, Công hàm số CML/14/2019 ngày 12/12/2019 và nhằm phản hồi đệ trình cùng ngày của Malaysia gửi Ủy ban Ranh giới thềm lục địa; và Công hàm số CML/11/2020 ngày 23/3/2020 của Phái đoàn thường trực nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Liên Hợp Quốc gửi Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, Việt Nam bày tỏ lập trường nhất quán như sau:

Việt Nam phản đối các yêu sách của Trung Quốc tại các Công hàm trên. Các yêu sách này vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại Biển Đông.

Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế.

Việt Nam khẳng định Công ước của Liên Hợp Quốc về luật Biển 1982 (Công ước) là cơ sở pháp lý duy nhất, quy định toàn diện và triệt để về phạm vi quyền được hưởng vùng biển giữa Việt Nam và Trung Quốc. Đồng thời, Việt Nam phản đối các yêu sách ở Biển Đông vượt quá những giới hạn được quy định tại Công ước, trong đó có yêu sách quyền lịch sử, các yêu sách này đều không có giá trị pháp lý.

Mặc dù Trung Quốc luôn “mở miệng” nói rằng “gác tranh chấp, cùng khai thác” nhưng hành động của Trung Quốc lại hoàn toàn trái ngược với những gì Trung Quốc từng nói. Những hành động này trái với tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), gây phức tạp tình hình và không có lợi cho quan hệ hai nước cũng như việc duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông./.
Previous Post
Next Post

post written by:

0 nhận xét: