Chủ Nhật, 2 tháng 2, 2020

YÊU SÁCH CỦA TRUNG QUỐC TRONG CHÍNH SÁCH TUYÊN TRUYỀN BIỂN ĐÔNG

Quê Choa

"Lịch sử hơn 1000 năm Bắc Thuộc chắc hẳn dân “An Nam” không thể quên được cái gọi là tư tưởng “đàn anh – đàn chị” mà Trung Quốc áp đặt xuống phía Nam (tức nước Việt Nam bây giờ). Chính cái tư tưởng “bành trướng”, “bắt con cuối đàn”, “áp đặt” từ trong tư tưởng của những kẻ lãnh đạo đầu têu phía Trung Quốc đã khiến cho quốc tế nhìn nhận hình ảnh một Trung Quốc thiếu thân thiện, thiện chí và trách nhiệm với cộng đồng quốc tế. Và sự thật là, chính sách 2 mặt đó đang tái diễn trong tình hình hiện nay tại Biển Đông, và nếu như cộng đồng người Việt Nam không “lựa chọn, sàng lọc” thông tin, thì đồng nghĩa sẽ tiếp tay nối giáo cho giặc.

Sự kiện HD981 (2014) một lần nữa giấy lên tình trạng lo ngại về âm mưu, cách thức tấn công trên cả mặt trận thực địa và trên tư tưởng, đây là dấu mốc đánh dấu nhiều vấn đề mà người Việt cần quan tâm, chính sự kiện đó Trung Quốc đã gây ra sự thiệt hại cho chúng ta trên cả 2 mặt (tư tưởng – kinh tế) Và hành vi của Trung Quốc được coi là “vô quy” trong một xu thế quốc tế như hiện nay với nhiều hiệp ước, liên minh và các quy định pháp luật quốc tế. Sự kiện mới gần đây nhất là dàn Hải Dương 8 của Trung Quốc tiếp tục lấn sâu vào vùng biển thuộc quyền, chủ quyền của Việt Nam (vi phạm nghiêm trọng chủ quyền – nguyên tắc hợp tác quốc tế), và sự kiện này tiếp tục đánh dấu sự khiêu khích của Trung Quốc. Vậy, với những sự kiện đó, Trung Quốc tiến hành tuyên truyền với chính sách như thế nào ?

Quê Choa xin đặt ra 2 vấn đề trên 2 phương diện cụ thể:

Thứ nhất, về chính sách đối ngoại trên mặt bằng quan hệ ngoại giao (được xem như thế giới phẳng), phía lãnh đạo Trung Quốc vẫn hòa nhã, tận tình, chu đáo với những con bài ngoại giao ngọt ngào như thanh socola có chứa xyanua.

Thứ 2, Trung Quốc duy trì bộ mặt nạ tuyên tuyên truyền xấu xa với: Bộ máy chỉ đạo nhất quán, thông suốt; linh hoạt với đa sắc màu tuyên truyền trên đa phương tiện; đa dạng hóa các hình thức, cách thức tuyên truyền (gồm cả chính thức và không chính thức) để nhập nhằng đánh lận con đen trong chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa (theo chúng là Tây sa – Nam sa) và hơn nữa, Trung Quốc đang tiến tới thực hiện các hoạt dộng kiểm soát truyền thông hiện đại (ngay cả Mỹ, phương tây cũng dính chưởng này từ phía Trung Quốc). Vậy, người dân Việt Nam cần hết sức tỉnh táo, chủ động và biết cách chọn lọc những thông tin thất thiệt từ phía Trung Quốc – đặc biệt không gây áp lực cho những người lãnh đạo Việt Nam (trong khi họ còn nóng ruột gấp chúng ta trăm ngàn lần trong giải quyết vấn đề biển đông); nói như cách cũ chúng ta vẫn hay trao đổi với nhau về mặt chiến thuật đó là hãy giữ một “cái trốc lạnh, và một trấy tim nóng”.

Bước sang 2020, xu thế, tình hình diễn biến quốc tế khác, người dân chúng ta cần phải cảnh tỉnh trước tác hại truyền thông trái chiều.
Thân ái !
Previous Post
Next Post

post written by:

0 nhận xét: