Thứ Ba, 3 tháng 9, 2019

NGUYỄN NGỌC NAM PHONG CÓ CÒN XỨNG ĐÁNG LÀM LINH MỤC




Với các tôn giáo, trong đó có Thiên chúa giáo, Bác nói: “Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm của nó là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân.
Tôn giáo Giêsu có ưu điểm của nó là lòng nhân ái cao cả.
Chủ nghĩa Mác có ưu điểm của nó là phương pháp làm việc biện chứng.
Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm của nó, chính sách của nó phù hợp với điều kiện nước ta.
Khổng Tử, Giêsu, Mác, Tôn Dật Tiên chẳng có những ưu điểm chung đó sao? Họ đều muốn mưu hạnh phúc cho mọi người, mưu phúc lợi cho xã hội. Nếu hôm nay họ còn sống trên cõi đời này, nếu họ hợp lại một chỗ, tôi tin rằng họ nhất định chung sống với nhau rất hoàn mỹ như những người bạn thân thiết.
Tôi cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị ấy”.
Bác viết: “Chúa Giêsu dạy: Đạo đức là bác ái
Phật Thích Ca dạy: Đạo đức là từ bi
Khổng Tử dạy: Đạo đức là nhân nghĩa”


Có thể nói, đạo đức, công lao của Người khiến “thế giới nghiêng mình; loài người biết ơn”, là biểu tưởng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng dân tộc, là ngọn đuốc sáng ngời cho các dân tộc bị áp bức... Nếu như khát vọng cứu rỗi con người của chúa Giesu là bằng đạo đức, bác ái và sự “thoát thế”, thì Hồ Chí Minh - Người cũng hướng tới giải phóng con người, giải phóng nhân loại bằng học thuyết, tư tưởng công bằng, bình đẳng. Ở Người và Giesu đều có điểm chung đó là cứu giúp giai tầng cùng cực, thoát khỏi những áp bức, bần cùng.... Ấy thế mà một kẻ khoác chiếc áo thụng đen, trong vai con cái chúa, nói lời chúa, #NguyễnNgọcNamPhong lại dùng những lời lẽ bỉ ổi để xúc phạm anh linh của Chủ tịch Hồ Chí Minh thế chẳng khác gì đang xúc phạm những gì ông Giesu từng theo đuổi? Và chăng, nếu ai đó xúc phạm đức tin, xúc phạm chúa Giesu của ông ta thì ông ta sẽ lý giải điều này như thế nào nhỉ? Bằng lời lẽ đó, giành cho một vĩ nhân, Nguyễn Ngọc Nam Phong có còn xứng đáng đứng trước hàng chiên mà nói chuyện của chúa?
Previous Post
Next Post

post written by:

0 nhận xét: