Thứ Ba, 19 tháng 6, 2018

HẬU QUẢ MỘT ĐÊM BẠO ĐỘNG Ở BÌNH THUẬN (PHẦN 1)

Tâm Minh Nguyễn@
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Nhân dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn. Đó là một truyền thống hết sức quý báu của dân tộc ta”. Tuy nhiên, lòng yêu nước mà Người đề cập đến ở đây ở đây là lòng yêu nước chân chính, trên tinh thần dân tộc chân chính chứ không phải thứ yêu nước sô vanh, yêu nước cực đoan, yêu nước giả hiệu. Và trong lịch sử dân tộc Việt Nam ta từ cổ chí kim, đã không ít lần chủ nghĩa yêu nước bị lợi dụng để làm những điều khuất tất. Trong hơn 10 năm trở lại đây, cùng với chủ nghĩa dân túy, nói trắng ra đó là thứ chính trị mị dân, lừa dân xuất phát từ Mỹ và phương Tây đang dậy sóng từ Tây sang Đông thì thứ chủ nghĩa yêu nước cực đoan, chủ nghĩa sô vanh dân tộc hẹp hòi,cùng những chiêu bài yêu nước giả hiệu cũng theo đó mà sống lại.


Năm 2001-2004, lợi dụng những khó khăn về kinh tế và những vụ việc tham nhũng trên địa bàn Tây Nguyên, hậu duệ của cái gọi là Mặt trận dân tộc giải phóng cao nguyên (FULRO) đã gây ra cuộc bạo loạn lớn. Chúng rêu rao rằng “người Kinh chiếm đất của người Thượng” và đòi thành lập cái gọi là “Nhà nước Tin lành Đề Ga”. Tình hình phức tạp kéo dài trong 3 năm và được giải quyết nhờ các biện pháp tổng hợp chính trị - kinh tế - xã hội - quốc phòng - an ninh. Đến nay, Tây Nguyên trở thành địa bàn có tốc độ tăng trưởng khá, kinh tế phát triển, quốc phòng và an ninh được giữ vững.

Lợi dụng sự kiện Trung Quốc đưa dàn khoan nước sâu HD-981 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của ta vào đầu năm 2014 cũng như việc ra cho phép nước ngoài xây dựng 2 khu khai thác và sơ chế quặng nhôm (Aluminium) ở Nhân Cơ (Đắc Nông) và Tân Rai (Lâm Đồng) trước đó, bọn Việt Tân phản quốc đã kích động những cuộc bạo loạn lớn tại các khu công nghiệp nước ngoài ở Bình Dương, Đồng Nai và TP Hồ Chí Minh. Những kẻ phá hoại đội lốt “yêu nước” ấy đã đập phá tài sản của hàng trăm công ty, nhà máy, xí nghiệp. Không chỉ các nhà máy của Đài Loan (Trung Quốc) bị đốt phá mà cả những nhà máy của Hàn Quốc, Nhật Bản vốn dùng chữ tượng hình na ná chữ Hán cũng trở thành nạn nhân của những kẻ đội lốt “yêu nước”. Thiệt hại là rất rất lớn đến hàng chục nghìn tỷ đồng và Nhà nước Việt Nam phải bồi thường một phần không nhỏ cho các nhà đầu tư.

Hậu quả một đêm bạo động ở Bình Thuận.

Kỳ họp thứ 5 của Quốc hội khóa XIV dự kiến sẽ xem xét thông qua hoặc không thông qua Dự luật về Đơn vị hành chính đặc biệt – đặc khu kinh tế, trong đó có dự kiến quy định cho thuê đất đến 99 năm trong trường hợp đặc biệt. Bằng thủ đoạn xuyên tạc, bịa đặt, đám Việt Tân lưu vong ở Mỹ và phương Tây đã rêu rao rằng chính quyền Việt Nam dùng luật này để hợp pháp hóa việc bán đất cho Trung Quốc. Bằng thủ đoạn kích động, những kẻ đó tiếp tục nhai lại luận điệu Trung Quốc sẽ thôn tính Việt Nam thành một tỉnh vào năm 2020. Chúng còtun ng ra những luận điệu về việc Trung Quốc sẽ lợi dụng luật cho thuê đất để di dân sang Việt Nam, để đồng hóa người Việt Nam .v.v…

Những diễn biến của ngày 10-6-2018 tại Bình Thuận gần như được “truyền hình trực tiếp” trên hai mạng xã hội chủ yếu là Facebook và Youtube nên tôi không cần phải tường thuật lại. Tôi chỉ đề cập đến những thiệt hại do vụ bạo loạn 1 ngày này gây ra.

- Về người: Không có ai tử vong nhưng đã có hơn 10 chiến sĩ Cảnh sát cơ động bị thương khi bị những kẻ manh động ném bom xăng, ném gạch đá và quật gậy đinh vào người. Nên nhớ một điều rằng Cảnh sát cơ động thừa sức để “tiễn” những kẻ tấn công họ về “chầu ông bà ông vải” nhưng bởi tính tuân thủ kỷ luật rất cao, họ đã hết sức kiềm chế, chỉ làm những điều mà cấp trên của họ cho phép làm.

- Về tài sản: Ước tính ban đầu cho thấy thiệt hại vật chất lên đến hàng vài trăm tỷ đồng. Hơn nửa trong số đó là các ô tô và tài sản có giá trị khác bị đốt phá, số còn lại là các công trình công cộng, công sở bị đập phá. Nên nhớ rằng tài sản bị tổn thất do tham nhũng là tài sản còn có thể thu hồi được bởi chúng chỉ chuyển từ chủ này sang chủ khác. Nhưng tài sản bị tổn thất do đốt phá là thứ tài sản không thể thu hồi được do chúng đã biến thành… lửa và khói. Những thứ còn lại chỉ là phế liệu.

- Về công ăn việc làm: Trước mắt, hơn 4.000 công nhân Công ty Pouyuen (chủ đầu tư Trung Quốc) có trụ sở đặt tại TP Hồ Chí Minh có nguy cơ mất việc nếu họ không chịu quay lại làm việc vào ngày 12-6-2018. Những người bỏ việc đi tham gia biểu tình ở một số nơi khác cũng có nguy cơ mất việc tương tư. Không khó đoán rằng nếu bị mất việc, không ít số công nhân thất nghiệp sẽ tham gia vào đội ngũ lưu manh chính trị, tiếp tục đi biểu tình, đập phá để lấy… tiền công.

- Về kinh tế và thương hiệu du lịch: Ngày 11-6-2018, nhiều công ty du lịch lữ hành của Nga và Trung Quốc đã hoãn tua, hủy tua; đồng thời khuyến cáo khách hàng của họ chưa nên đến miền Nam Trung bộ của Việt Nam vào thời gian này do lo ngại những bất ổn về an ninh tại khu vực. Động thái này sẽ khiến ngành du lịch Việt Nam nói chung và các khu du lịch tại Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Vũng Tàu (vốn được khách du lịch Nga và Trung Quốc ưa thích) tổn thất hàng vài trăm tỷ đồng thu nhập trực tiếp và hàng vài trăm tỷ đồng thu nhập qua dịch vụ kèm theo.

- Về an ninh đối ngoại: Cho đến nay, Việt Nam vốn được quốc tế xếp hạng vào 10 nước có tình hình an ninh trật tự tốt và là điểm đến an toàn vào top nhất thế giới. Những vụ bạo loạn, gây rối vừa qua chắc chắn sẽ đánh tụt vị trí của Việt Nam trong các bảng xếp hạng quốc tế về tình hình an ninh.

(Còn nữa)
Previous Post
Next Post

post written by:

0 nhận xét: