Thứ Hai, 20 tháng 11, 2017

NGHỀ DÂN CHỦ - NGHỀ BÁN LƯƠNG TÂM

Thật sự mà nói, đối với làng dân chủ Việt, tôi không hề có hảo cảm gì, ngay từ cái thủa ban đầu khi mới chớm về những từ hoa mĩ nào là dân chủ nhân quyền, chắc nhiều anh chị em cũng như tôi, đều nghĩ rằng cái thứ hoa mĩ ấy, một khi vào Việt Nam sẽ chẳng giữ nguyên được bản chất của nó đâu. Ấy thế mà thật, dân chủ nhân quyền ở Việt Nam hiện nay, mất chất về cả nghĩa đến cách thức sử dụng. Khi nói đến từ dân chủ nhân quyền bản thân tôi hiểu nó như một công cụ của những kẻ có tư tưởng chống cộng dùng để chống lại chính quyền, và cũng là cái cớ để các nước khác can thiệp vào công việc nội bộ của ta. Nói chung là chẳng tốt đẹp gì. 

Cũng từ đây, hàng loạt các hội nhóm ra đời dưới danh nghĩa hoạt động vì dân chủ nhân quyền, và hơn thế nữa, nghề làm nhà dân chủ đã trở thành một trong những nghề bán lương tâm siêu lợi nhuận. Thậm chí cũng vì lợi nhuận ấy mà các nhà dân chủ Việt đấu đá nhau sứt đầu mẻ trán.

Các hội nhóm dân chủ ở Việt Nam mọc lên như nấm sau mưa, hết người này lập hội đến người kia lập hội, thế nhưng anh chị để ý xem, dù khi thành lập, các hội này công khai với tôn chỉ mục đích là vì tự do dân chủ, nhân quyền, thế nhưng các hoạt động của hội lại chủ yếu là chống chính quyền, đi ngược lại với lợi ích của nhà nước và của nhân dân. Ví như vụ giàn khoan HD-981 năm 2014 chẳng hạn, thay vì đồng hành cũng Đảng, Chính phủ để chung tay giải quyết vấn đề thì chúng, những con người với tôn chỉ mục đích tưởng như cao đẹp ấy lại đi kích động người dân gây ra cuộc biểu tình bạo loạn ở Bình Dương, Hà Tĩnh khiến tình hình ngày càng phức tạp hơn, hình ảnh của Việt Nam trong con mắt của bạn bè quốc tế xấu đi. Cuối cùng thì vẫn là Chính phủ đứng ra giải quyết, còn những nhà dân chủ Việt đến cả trách nhiệm còn không dám nhận nói gì đến việc chung tay khắc phục hậu quả. 

Cùng với việc kích động biểu tình đó, dưới sự hậu thuẫn từ phía nước ngoài về cả vật chất lẫn pháp lý, các nhà dân chủ Việt hoạt động ngày càng trắng trợn, công khai thách thức chính quyền, lập nhiều trang web, blog đăng tải những nội dung xuyên tạc, bóp méo lịch sử, tình hình đất nước, nói xấu lãnh đạo cấp cao nhằm làm mất niềm tin của nhân dân vào chính quyền. Thậm chí nhiều đối tượng như Nguyễn Quang A, Lê Công Định, Cù Huy Hà Vũ, … còn thường xuyên trả lời phỏng vấn của các báo đài phản động nước ngoài vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ nhân quyền. Đối với việc này tôi hoàn toàn không đồng ý, Việt Nam thừa dân chủ đến nỗi phải xuất khẩu đi như Phạm Minh Hoảng (thành viên tổ chức khủng bố Việt Tân, cũng là một nhà dân chủ), blogger Điếu Cày (tức Nguyễn Văn Hải, một nhà dân chủ chống cộng cực đoan)… thì sao có thể gọi là không có dân chủ được. Phỏng? Và quan trọng hơn đó là nếu Việt Nam không có dân chủ thì nghề dân chủ cũng đã không tồn tại.

Lại nói về mâu thuẫn giữa các hội nhóm, giữa các thành viên trong các hội nhóm dân chủ. Thật sự mà nói, đây là vấn đề tất yếu, các hội nhóm dân chủ Việt thành lập trên cơ sở lợi ích thì dĩ nhiên sẽ phát sinh mâu thuẫn lợi ích. Như Hội Nhà báo độc lập do Phạm Chí Dũng cầm đầu, thành lập không được bao lâu thì phải giải tán do chia chác lợi ích không đều. Hay gần đây nhất là vụ tố nhau giữa Đỗ Đức Hợp và Lê Văn Sơn. 

Các hội nhóm dân chủ Việt bây giờ, nói thẳng ra không khác gì nhóm tập hợp những con người vì lợi ích, còn dân chủ nhân quyền chỉ là tấm bình phong che mắt mà thôi.


QUANG MINH
Previous Post
Next Post

post written by:

0 nhận xét: