Thứ Năm, 10 tháng 8, 2017

3 ĐIỂM/MÔN ĐỖ SƯ PHẠM: NỀN GIÁO DỤC ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO?

Mấy hôm nay có nhiều anh chị lo cho tương lai của ngành giáo dục ta quá đi. Tương lai của ngành giáo dục sẽ đi về đâu? Tương lai của con em chúng ta sẽ như thế nào khi mà nhiều trường sư phạm có điểm chuẩn đầu vào 9<x<10? Thật là lo lắng! Thêm vào đó là những lời lẽ không thể nào hoa mĩ hơn, đạo đức hơn, bi đát hơn của nhiều nhà báo lại càng làm cho nhiều anh chị sốt sình sịch. Hehe.

Nhưng anh chị hãy nghe tôi, cứ bình tĩnh. Thực tế không bi đát như vậy đâu.

Như anh chị đã biết, ngành sư phạm hiện nay đã quá bão hòa, sinh viên tốt nghiệp các trường sư phạm ra trường (kể cả các trường đại học sư phạm top đầu) không khác gì lợn ế. Thậm chí thạc sĩ, tiến sĩ còn phải đi bán trà đá chứ nói gì sinh viên đại học. Nói đến đây sẽ có mấy anh chị tay nhanh hơn não quay ra chửi ngành giáo dục sml, tôi thề. Nhưng tôi có thể nói với anh chị, đây không phải là vấn đề ngành giáo dục, mà là vấn đề quản lý. Quản lý kém, tầm nhìn chiến lược hạn chế dẫn đến việc thừa thầy thiếu thợ như hiện nay và hậu quả của nó là vấn đề xã hội, thiếu việc làm, tệ nạn xã hội… chứ ảnh hưởng không lớn đến ngành giáo dục. Điều này tôi sẽ phân tích với anh chị sau.

Quay lại vấn đề chính, sinh viên tốt nghiệp các trường sư phạm danh tiếng trong thời điểm này lấy bằng xong cũng để lót chuột máy tính chứ đừng nói đến mấy trường không tên tuổi, thậm chí lấy điểm như nhiều bài báo đã đăng là không quá 10. Anh chị thử nghĩ mà xem, với cơ chế thi cử như hiện nay, thi tốt nghiệp kết hợp với thi đại học, đề thi dễ hơn nhiều so với trước kia, học sinh trung bình cũng có thể đạt trên 15 điểm, thì cái bọn đầu bò dưới 10 điểm mà đăng kí các trường sư phạm kia, theo tôi đều là loại lười làm việc, thích ăn chơi hưởng thụ hết. Tức là chúng tốt nghiệp phổ thông dù biết trình độ của mình thuộc loại lót sàn, thậm chí không được nhưng lười không muốn đi làm, muốn ăn chơi, và mấy trường đại học mà như người ta vẫn nói là không thi cũng đỗ sẽ là điểm đến lý tưởng cho lũ này. Đương nhiên với tâm lý như vậy, vào trường chúng vẫn là những thằng ngu, và cho dù có may mắn ra trường thì cái bằng đấy, tôi cho rằng so với rẻ lau bàn, hay lót chuột cũng không hơn không kém. Những người như vậy, nhiều anh chị gắn chúng với tương lai của ngành giáo dục, tôi thấy anh chị đánh giá hơi cao, vì những con người này, sau khi hết thời gian ăn chơi trong trường đại học rồi cũng quay lại với thực tại, vẫn phải đi kiếm việc làm, và tôi chắc chắn rằng nó chẳng liên quan gì đến sư phạm.

Nói như vậy nhưng anh chị đừng nghĩ tôi coi thường họ, tôi chỉ đang nói trên phương diện giáo dục thôi, vì tôi biết để thành công không phải chỉ nhìn vào cái bằng đại học, rất có thể những con người kia, sau đó sẽ tìm được một hướng đi khác, có thể kinh doanh, buôn bán,… và giàu lên đến nỗi mà nhiều anh chị học đại học phải ngước nhìn.

Nhưng dù thế nào, thì con đường của những người đó sẽ không liên quan gì đến ngành giáo dục, như vậy, nền giáo dục nước nhà sẽ không vì thế mà ảnh hưởng, họ sẽ không phải là người dạy con em của các anh chị đâu. Thế nên anh chị cứ yên tâm, đừng nghe mấy tay nhà báo đạo đức giả kia kêu gào, gì chứ viết lách kiểu rớt nước mắt, bi đát, thậm chí là “vĩ mô” như vậy, mấy anh chị ấy nhận thứ hai không ai dám nhận thứ nhất. 


Quang Minh
Previous Post
Next Post

post written by:

0 nhận xét: