Thứ Hai, 17 tháng 7, 2017

VTV - XIN CHỚ XẠO NỒN

Các anh chị VTC14 vừa làm phóng sự về đáy biển Vĩnh Tân, lập lờ bằng một đoạn clip có san hô và dăm con mài mại bơi lượn, chú thích rằng nơi đây "cách khu nhấn chìm vật chất nạo vét không xa" dù đéo nói "không xa" cụ thể là bao nhiêu, 100m hay 100km? Vì trong clip xạo nồn đó, chúng ta nhìn thấy cả mặt nước + ánh sáng mặt trời chiếu xuống tận đáy biển, mà ở độ sâu 36 mét nơi đổ vật chất, KHÔNG THỂ có ánh sáng và nhìn thấy mặt nước được thưa các anh chị VTC ngu học.
Sơ đồ minh hoạ về áp lực, ánh sáng và sự xạo nồn của clip VTC.

Như ta thấy trong clip, anh thợ lặn với cái cam GoAmateur Thâm Trấn Thị 250k mua đầu Lương Văn Can mà chị phóng viên VTC gọi là "thiết bị chuyên dụng", khi nhảy xuống mép dưới lưới ngăn cát, đã không hề nhìn thấy mặt nước, và đó mới chỉ là ở độ sâu vài mét.

Cũng với thiết bị lặn của anh, thì chỉ cần lặn xuống 10 mét thôi, óc anh đã phọt ra đằng tai và mũi vì áp lực nước, mạch máu vỡ tan và 5 phút sau, xác anh được dọn sạch sẽ bởi bầy cá mập nhạy mùi.

Tự cái clip ngu hơn chó lợn đã tố cáo sự bố láo của các anh chị thôi, ở độ sâu vùng đáy nhấn chìm vật chất, cần máy quay chuyên dụng lặn biển, vốn là thiết bị không thể thiếu để tạo nên những thước phim tài liệu về đại dương của Discovery hay NatGeo, nó bao gồm hệ thống sensor và lens được chế tạo đặc biệt để chịu được áp suất lớn và luôn đi kèm khung hợp kim bảo vệ, gần như một cái tàu ngầm thu nhỏ.

Loại thiết bị đồ chơi trẻ em của các anh chị VTC, kể cả có thuê thêm Huỳnh Kiệt tiên sinh mồm ngậm bóng đèn cao áp Rạng Đông 1200W lặn cùng, cũng đéo thể quay được cái gì hết.
Máy quay chuyên dụng quay lòng biển giá đắt ngang con Maybach, tôi nghi ngờ các anh chị VTC yêu môi trường đủ nhiều để đầu tư 1 con tác nghiệp.


Thiết bị lặn biển sâu chống áp lực, công nghệ chuyển giao bởi NASA vốn không khác nhiều trang phục của phi hành gia ngoài vũ trụ.

Và chắc do trình độ có hạn, các anh chị không biết rằng san hô chỉ có thể sống được ở vùng biển NÔNG và lặng, ở độ sâu vài chục mét, những dòng hải liu ngầm vận tốc cả trăm km/h chảy quanh năm vốn được ví là những dòng sông dưới đại dương, biến nhiệt từ xuân đến đông chênh lệch vài chục độ C, thì cụ san hô cũng đéo thể sống được.

Như vậy chúng ta có thể thấy ngay khu vực nhấn chìm vật chất là khu vực trũng, sâu và ĐÉO có san hô, cá đương nhiên ở đâu cũng có nhưng chỉ là bơi qua lại vãng lai kiếm mồi thôi chứ không có rạn san hô thì cá không có chỗ làm tổ, nó sẽ không sinh sản hay có hộ khẩu ở nơi đây.

Khu vực nhấn chìm rộng 30 hecta aka 300.000 mét vuông, nhấn chìm 1 triệu m3 vật chất rồi toả dần đều theo dòng hải liu ra các khu vực xung quanh biến thành trầm tích tự nhiên, vốn chả ảnh hưởng cái đéo gì đến tôm cá hết. Người ta phải hút từng sà lan rồi đổ từng chuyến vài trăm khối một, tính toán quay vòng đến từng điểm, chứ có phải úp một nhát 1 triệu tấn xuống biển như làm đĩa xôi cúng đéo đâu? Các anh chị sợ cát rơi vỡ đầu cá, hay như nào?

Suốt từ lúc có thông tin đầu tiên về vụ nhận chìm vật chất nạo vét cho đến gần đây, lũ báo mất nết đều mập mờ gọi đây là "chất thải" một cách cực kỳ bố láo. Như tôi đã giải thích cho các anh chị ở tút trước, nó KHÔNG phải chất thải của nhà máy nhiệt điện, mà là vật chất nạo vét, gồm lớp cát + trầm tích + vỏ sò ở ven biển, người ta móc nó lên để khơi thông luồng lạch đón tàu lớn, rồi trả lại biển ở ngay đó, chứ không ai thải cái đéo gì ở đây hết.

Một cái nhà máy điện phải đốt bao nhiêu tỉ tấn than, mới thải ra được 1 triệu khối bùn tro, hả các nhà khoa học khối C suốt ngày trăn trở chuyện nước-non???

Chất thải, phải là thứ do quá trình hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người sinh ra, kiểu như nước cống, rác hay các phóng sự môi trường của VTC, thì mới được coi là chất thải. Móc ở biển trả lại biển, thì thải cái mả cụ nhà các anh chị à?

Cái gì của Ceasar hãy trả lại cho Ceacar, cái gì của biển, đương nhiên hãy đổ nó về với biển.

Riêng bọn mất nết VTC, đéo biết nên trả chúng nó về đâu, cửa địa ngục cũng đóng ngập bản lề khi gặp quân ăn đứng dựng ngược nói điêu không chớp mắt mồm lúc nào cũng ra rả nhân đức này.


Previous Post
Next Post

post written by:

0 nhận xét: