Thứ Năm, 20 tháng 7, 2017

SỰ ĐỘC QUYỀN CỦA NHÀ NƯỚC TRONG MỘT SỐ NGÀNH KINH TẾ

Bí thư từng viết bài " sự độc quyền có lợi cho cạnh tranh hay không?" Những mô hình dân chủ phương tây đều rêu rao " tự do mới có cạnh tranh" thực chất khái niệm này hoàn toàn sai lầm. Và đôi khi người dân bị lừa bởi những ảnh màu mà không biết vẫn âm thầm để bị móc túi nhưng vẫn nghĩ mình là thượng đế thông minh. Thường khi các nhà tài phiệt lũng đoạn kinh tế thị trường xong nếu không thể tiêu diệt đối thủ thì họ sẽ bắt tay nhau chia nhau thị trường và người dân lúc nào cũng luôn là đối tượng được nhắm tới.


Những năm 2000 khi mà tuyến đường Hương Khê nối Hà Tĩnh đều là những chiếc xe 15 chỗ do những tư nhân nắm giữ. Và tất nhiên các nhà xe họ bắt tay nhau giá vé 1 chiều là 60-70 ngàn thậm chí mùa tết hay lễ là 100, tất nhiên là người dân vẫn cam chịu khi không thể lựa chọn phương tiện nào khác. Chỉ đến khi nhà nước cho triển khai xe bus trên tuyến đường này, tình trạng giá cước cao đã không còn 25 ngàn một chiều. Sau khi xe bus ra đời các nhà xe tư nhân biết không thể tồn tại đã tự giải tán. Rõ ràng đây có sự chi phối của nhà nước và tất nhiên đại bộ phận nhân dân Hương Khê được lợi, và phần thiệt thòi chỉ lẻ tẻ vài chủ xe mà thôi

Vậy độc quyền tốt hay tự do cạnh tranh tốt?

Trong một số lĩnh vực đặc thù thì việc độc quyền nhà nước chi phố vẫn là hay nhất, nhà nước thì họ phục vụ mục đích chung nên hoàn toàn không vụ lợi, còn tư nhân họ miễn sao " tối đa hóa lợi nhuận, tối giản hóa chi phí" Nên họ luôn tìm cách móc túi người tiêu dùng khi có cơ hội, Việc độc quyền về điện và Nước đã làm cho chúng ta người dân hưởng những giá điện rẻ hơn cả thế giới, thậm chí rẻ hơn cả Lào và Cam. Ngoài ra những huyện miền núi, hay hải đảo đều được đầu tư kéo điện. Nếu chúng ta tư nhân hóa về điện thì chắc chắn những bản làng xa xôi đừng nằm mơ bao giờ có điện, vì nhà đầu tư họ luôn đầu tư vào thị trường có lợi nhuận. Còn thị trường không có lợi nhuận thì đừng mơ. Chúng ta từng bỏ về độc quyền sữa, và tất nhiên là người Việt Nam dùng sữa với giá trên trời ( cái này mấy mẹ bỉm hiểu).

Việc độc quyền hay tự do không hề nêu lên khải niệm hoặc bản chất của vấn đề cạnh tranh kinh tế hay không. Quan trọng là việc nhà nước làm thế nào đế chi phối vào thị trường và được hưởng những mức lợi cao nhất hoặc có thế đa số bộ phận người dân cảm thấy mình hài lòng khi được sử dụng dịch vụ. Nhà nước độc quyền một số ngành tất nhiên cũng đế chi phối thị trường tất nhiên là người hưởng lợi cuối cùng cũng chí là nhân dân mà thôi.

Đừng suy luận tham ô hay này nọ, cái này nó không phải bán chất mà là vấn đề. Bán chất của mô hình kinh tế thị trường định hướng xa hội chủ nghĩa. Mục tiêu cuối cùng cũng là phục vụ nhân dân. Vì mọi nguồn tiền kiếm được khi quay vòng nó sẽ là những công trình an sinh xã hội, và người hưởng lợi không ai khác chính là chúng ta.

Bài tham luận của bí thư trong đợt hội nghị cao cấp cho các dlv đầu ngành được tố chức năm ngoái tại thủ đô.

Previous Post
Next Post

post written by:

0 nhận xét: