Thứ Hai, 29 tháng 5, 2017

TRANH LUẬN VỀ QUY ĐỊNH LUẬT SƯ TỐ GIÁC THÂN CHỦ

Ngày 27/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức hội nghị góp ý về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự 2015. Khoản 3, Điều 19 về việc luật sư tố giác thân chủ được nhiều đại biểu quan tâm thảo luận. Anh chị nào chưa đọc qua xin mời gúc gồ để biết thêm thông tin chi tiết trước khi đọc tiếp tham luận phía dưới.


Tham luận xin phép được bắt đầu:
Trước khi vào vấn đề chính tôi sẽ trích điều 19 ra đây để cho anh chị suy ngẫm. Điều 19 có 3 khoản nhưng xin anh chị hãy tập trung vào khoản 2 và khoản 3:
***
Điều 19 (Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự 2015) quy định:

1. Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm trong các trường hợp quy định tại Điều 390 của Bộ luật này.

2. Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.

3. Người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp không tố giác tội phạm do chính người mà mình bào chữa đã thực hiện hoặc đã tham gia thực hiện mà người bào chữa biết được khi thực hiện nhiệm vụ bào chữa, trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.
***

Báo dân trí ra ngày 27/5 có bài viết “Tranh luận nảy lửa về quy định luật sư tố cáo thân chủ” (http://dantri.com.vn/su-kien/tranh-luan-nay-lua-ve-quy-dinh-luat-su-to-cao-than-chu-20170527141223716.htm) trong đó có trích dẫn nhận định của Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam: “quy định luật sư tố cáo thân chủ sẽ khiến niềm tin của khách hàng và xã hội vào nghề luật sư mất dần và bị thui chột”. Về nhận định này, tôi không hiểu lắm. Khoản 3, điều 19 đã quy định rõ ràng, luật sư chỉ phải tố cáo thân chủ trong những trường hợp xâm phạm an ninh quốc gia hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng khác được quy định tại Điều 389 của Bộ luật này. Điều này đồng nghĩa với việc đa phần các vụ án, anh chị luật sư có quyền không tố giác thân chủ của mình nếu như họ phạm một tội nào đó mà không phải xâm phạm ANQG hay đặc biệt nghiêm trọng. Trừ khi người thuê các anh chị đều là những kẻ khủng bố, cướp giết hiếp, gián điệp... 

Thứ nữa, không biết trên thế giới như thế nào, nhưng ở Việt Nam, số lượng vụ án xâm phạm an ninh quốc gia hay đặc biệt nghiêm trọng chắc không bằng được 1% với những vụ án khác. Thống kê về số liệu này, anh chị luật sư hẳn phải rõ hơn tôi. Và như vậy, cái cần câu cơm của các anh chị cũng chẳng vì thế mà ảnh hưởng. 

Cũng trên trang dân trí, ngày 29/5 có đăng tải bài viết của Mạnh Quân: “Khi luật sư tố giác thân chủ, pháp luật sẽ đi về đâu?” nói về đạo đức nghề nghiệp, thiên chức của luật sư (http://dantri.com.vn/blog/khi-luat-su-to-giac-than-chu-phap-luat-se-di-ve-dau-20170529031655803.htm) . Các anh chị hãy đọc bài viết này cùng với khoản 2, khoản 3 điều 19 tôi đã trích dẫn ở trên sau đó quay lại đây để nghe tôi trình bày.

Khoản 2, khoản 3 của điều 19 chỉ khác nhau ở chủ thể, ở khoản 2, chủ thể là ông, bà, cha, mẹ (tức người thân, có quan hệ máu mủ), khoản 3 chủ thể là luật sư. Vâng, thưa các anh chị luật sư đang nói về đạo đức nghề nghiệp, tổ sư các anh chị, anh chị là những kẻ đạo đức giả, xem thường quan hệ máu mủ, ích kỉ, chỉ nghĩ đến bản thân, thậm chí là tiếp tay cho tội ác. Các anh chị cho rằng, đã là luật sư thì phải bảo vệ thân chủ mình tới cùng, thậm chí theo anh Mạnh Quân: “có những luật sư sau khi kết thúc hợp đồng, dù họ biết khách hàng của mình phạm tội thì cũng không tố giác người mà họ đã từng thuê mình bảo vệ. Và đó là mới là thiên chức của nghề luật sư”. Vậy theo anh Mạnh Quân cũng như những anh chị luật sư ngu học đang nói về đạo đức nghề nghiệp kia, luật sư có thiên chức còn ông, bà, cha, mẹ thì không phỏng? Các anh chị đã không nói đến đạo đức gia đình ở khoản 2 thì cũng câm cmn họng lại đừng ở đó mà giở thói đạo đức giả bàn về đạo đức nghề nghiệp tại khoản 3. Bởi vì các anh chị không có đạo đức xã hội thì không đủ tư cách mà nói đến đạo đức nghề nghiệp.

Cuối cùng, tôi xin khẳng định rằng, việc luật sư có trách nhiệm tố cáo thân chủ của mình theo khoản 3 điều 19 là hết sức bình thường không chỉ ở Việt Nam mà bất kì quốc gia nào có chủ quyền.



Quang Minh
Previous Post
Next Post

post written by:

0 nhận xét: