Thứ Bảy, 6 tháng 5, 2017

CÓ NÊN TƯỞNG NIỆM TRẬN HẢI CHIẾN HOÀNG SA 1974

Nói về trận hải chiến này, trước tiên phải nói về Hỏa lực hai bên tham chiến, một là VNCH, một là Trung Quốc. Về phía VNCH, do được sự hậu thuẫn của Mỹ, Hải quân VNCH thời điểm đó được đánh giá là có sức mạnh nằm trong Top 10 thế giới.
Trong khi đó, các máy bay chiến đấu của Trung Quốc thì không có đủ tầm bay để tới Hoàng Sa, hạm đội Nam Hải phải gánh vác trọng trách lớn nhất trong trận đánh. Như vậy, xét về yếu tố phương tiện kỹ thuật, VNCH đã ăn đứt hải quân Trung Quốc thời bấy còn nghèo nàn, lạc hậu, chưa được đầu tư hiện đại như bây giờ. Tuy nhiên khi trận chiến xảy ra, chính VNCH lại là kẻ thua cuộc, để mất Hoàng Sa vào tay Trung Quốc. 



Theo các tài liệu lịch sử để lại, nguyên nhân dẫn đến thất bại của trận Hải chiến Hoàng Sa năm 1974 xuất phát từ một số yếu tố con người như sau:
+ Các chỉ huy Việt Nam Cộng hòa đã không lập sẵn kế hoạch cơ động tác chiến nếu có nổ súng, dẫn đến việc tác chiến bị động: Trong trận đánh, Phân đoàn I (gồm 2 tàu hiện đại nhất là HQ-4 và HQ-5) chỉ ở bên ngoài "nhìn và đợi", và vì quá lo sợ Trung Quốc, HQ-5 chỉ bắn vào lòng chảo 5 - 7 phát trước khi cùng HQ-4 rút lui. Mấy phát đạn này của HQ-5 thì lại bắn trúng vào tàu HQ-16, gây thiệt hại nặng cho đồng đội. Vậy là chỉ sau ít phút tham chiến, Việt Nam Cộng hòa mất 1 tàu do hỏa lực của chính mình bắn vào đồng đội, 2 tàu khác thì quay đầu rút lui. Chỉ còn HQ-10 nhưng đây là tàu nhỏ yếu nhất, khi hạm trưởng HQ-10 bị thương thì một số thủy thủ nhát gan cũng bỏ tàu nhảy xuống biển chứ không lo chiến đấu tiếp. Trận hải chiến vì vậy mà thất bại.
+ Khi lính Trung Quốc đổ bộ lên đảo, binh lính Việt Nam Cộng hòa đã không tổ chức bắn trả mà bỏ chạy vào khu bụi cây giữa đảo, sau đó thì buông súng đầu hàng. Chỉ từ 10 giờ sáng tới xế trưa, lính Trung Quốc đã bắt được 49 tù binh trên các đảo mà không cần nổ súng, hoàn tất chiếm các đảo một cách nhanh chóng.
+ Lực lượng không quân của Việt Nam Cộng hòa ở sân bay Đà Nẵng khá mạnh (bao gồm 120 máy bay phản lực Northrop F-5) nhưng lại không được phép cất cánh để tham chiến do sức ép từ Hoa Kỳ.
Như vậy, những binh sĩ tay sai của Việt Nam Cộng hòa thể hiện bản chất yếu kém, hèn nhát, không xứng đáng để vinh danh trong trận hải chiến này. Chính kẻ địch của chúng ta trong trận hải chiến đó là hải quân Trung Quốc cũng khá bất ngờ trước chiến thắng của họ vì cả lực lượng lẫn trang thiết bị của họ khá mỏng và kém hiện đại hơn rất nhiều so với hải quân Việt Nam Cộng hòa.
Như vậy, ngày 19/1 hàng năm không nên tổ chức lễ tưởng nhớ công ơn của các bại binh Việt Nam Cộng hòa, có chăng là tưởng niệm lại sự thất bại, tưởng niệm lại dấu mốc khiến đất nước ta để rơi quần đảo Hoàng Sa vào tay giặc ngoại xâm khiến bây giờ, Đảng và Nhà nước ta mất nhiều công sức, tiền của để đấu tranh giành lại chủ quyền.

Quang Minh
Previous Post
First

post written by:

1 nhận xét: